Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư
25px-Padlock-olive.png 25px-WaterTribeEmblem.png

Thủy Tộc (Hán tự: 水族部落, Thủy Tộc Bộ Lạc) là thuật ngữ chỉ chung cho một quốc gia bao gồm những người thực hành nghệ thuật thủy thuật. Đây là một trong bốn quốc gia lớn trên thế giới và dân cư bổn quốc chủ yếu sống ở các vùng cực. Ngoài ra còn có một cộng đồng nhỏ các thủy nhân cư trú trong Đầm lầy Sương Ảnh tại Thổ Quốc, mặc dù họ sống tách biệt từ các bộ tộc chị em của mình hàng thế hệ và những người khác phần lớn không biết đến sự tồn tại của họ cho đến khi họ tình cờ được Thế thần Aang, KataraSokka phát hiện[1].

Người dân của Thủy Tộc sống yên bình. Họ cố gắng sống hòa hợp với thiên nhiên và các quốc gia khác trên thế giới. Có hai phân địa chính của Thủy Tộc là Bắc phương và Nam phương. Tuy nhiên, khi Hỏa Quốc phát động chiến tranh, đường liên lạc giữa hai bộ tộc đã bị cắt đứt[2].

Các thủy nhân sử dụng khả năng của mình để phòng thủ, không bao giờ tấn công. Mặc dù bản chất hòa bình của mình, mục tiêu của họ là sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để ngăn chặn Hỏa Quốc chiếm lấy toàn bộ thế giới.

Thủy Tộc là quốc gia yếu hơn Thổ Quốc và Hỏa Quốc, do quy mô dân số, vị trí địa lý, và nền kinh tế. Nền kinh tế bổn quốc rất nhỏ và phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên biển, chỉ có thể phục vụ cho dân số tương đối nhỏ của Thủy Tộc.

Thủy Tộc tham gia một cuộc xung đột toàn cầu gọi là Chiến tranh Trăm Năm chống lại Hỏa Quốc trong thời đại của Thế thần Aang. Nam Thủy Tộc bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng thông qua một loạt các chuỗi tấn công đột kích tàn phá[3], và Bắc Tộc không thể cung cấp bất cứ viện trợ nào cho chiến tranh vượt ngoài biên giới của mình. Với kết thúc của cuộc chiến tranh, một nỗ lực tái thiết xây dựng đã bắt đầu với Nam Tộc, do đó khôi phục đường liên giao giữa hai bộ tộc[4].

Bảy mươi năm sau khi kết thúc Chiến tranh Trăm Năm, Thủy Tộc đã đạt được những ảnh hưởng đáng kể trong các vấn đề thế giới, với hai đại diện có mặt trong Hội đồng Liên Hiệp Cộng Hòa, một đến từ Nam Tộc và một đến từ Bắc Tộc, với đại diện Bắc Tộc gần đây nhất là Ủy viên Hội đồng Tarrlok[5].

Địa điểm[]

Ngoại hình[]

Northern Water Tribe citizens

Một vài người dân Bắc Thủy Tộc.

Về chủng tộc nhìn chung, các thành viên của cả hai bộ tộc thường có mái tóc màu nâu nhạt hoặc đậm, đôi khi đen, đôi mắt xanh hoặc màu xám, và màu da nâu nhạt. Trang phục của Thủy Tộc thường là một bộ gồm quần và áo ngoài màu xanh có mũ trùm đầu được trang trí gọn gàng với viền lông trắng, kèm theo găng tay và những đôi giày ống mềm. Đàn ông có thể để tóc dài và cột gọn tóc trong kiểu đuôi ngựa ngắn, còn được gọi là "đuôi sói của chiến binh"[6]. Phụ nữ bím và tết tóc của họ trong nhiều kiểu khác nhau, đôi khi với chuỗi hạt, và nhiều dáng "tóc vòng" thể thao khác nhau[2][7]. Tại Nam Thủy Tộc, phụ nữ được thấy ​​để tóc của họ ở phía sau thành một búi với một chiếc dải băng. Tại Bắc Thủy Tộc, nam giới mặc y phục có màu xanh đậm hơn so với Nam Thủy Tộc, và hoàng tộc thường mặc trang phục màu tím[8]. Những ảnh hưởng và đôi khi là ngoại hình của họ được tham khảo rất nhiều từ cách ăn mặc của người Inuit và người Châu Mỹ bản địa. Trong Đầm Sương Tộc, cư dân đội một chiếc nón lá đơn giản, đóng khố, và mang dây đeo cổ tay, tất cả đều màu xanh lá cây, phản ánh màu sắc của nước và môi trường xung quanh, và đôi khi họ cũng sử dụng áo giáp gỗ[1].

Quốc huy[]

Quốc huy Thủy Tộc

Quốc huy của Thủy Tộc là một vòng tròn bao gồm một hình Mặt trăng khuyết lưỡi liềm và ba đường ngang lượn sóng tượng trưng cho nước biển. Biểu tượng đại diện cho mối quan hệ giữa TuiLa, Nguyệt Thần và Hải Thần, cùng tồn tại trong một sự hòa hợp hoàn hảo, như Âm và Dương[4]. Niềm tin của Thủy Tộc về tình hòa bình và hữu nghị giữa các quốc gia bắt nguồn từ mối quan hệ giữa hai tinh linh này, và lý tưởng đó tiếp tục được thể hiện trên huy hiệu[9]. Quốc huy được nhìn thấy trên cờ hiệu của tháp canh tại một ngôi làng nhỏ ở Nam Thủy Tộc[7] và được thấy phổ biến trong kiến ​​trúc của Bắc Thủy Tộc[8]. Tuy nhiên, tại Đầm Sương Tộc, biểu tượng này không được thể hiện do sự chia cắt liên lạc với các bộ tộc khác[1].

Văn hóa[]

Diện mạo của Thủy Tộc được dựa trên nguyên tố tương ứng của nó, thủy. Mỗi trong số các quốc gia đều có một màu nguyên tố đặc trưng của riêng mình, và trong trường hợp Thủy Tộc là màu xanh. Tuy nhiên, cộng đồng Đầm Sương Tộc thiên về phía màu xanh lá cây hoặc màu nâu.

Thủy Tộc được chia thành ba nhóm khác nhau, chủ yếu dựa trên vị trí địa lý và mối quan hệ của họ đối với thủy thuật. Bộ tộc phương Nam đóng tại Nam Cực với Katara là ngự nhân duy nhất được biết đến trong Chiến Tranh[2], môn nghệ thuật này gần như bị xóa sổ hoàn toàn khỏi Nam Cực như một hệ quả trực tiếp từ những cuộc tấn công đột kích của Hỏa Quốc[10] .

Bộ tộc phương Bắc bao gồm phần lớn những vết tích chính thức của nền văn minh Thủy Tộc, đóng tại Bắc Cực với rất nhiều ngự nhân có năng lực. Mặc dù tách biệt, các bộ tộc phương Bắc và phương Nam vẫn duy trì liên lạc trước Chiến tranh Trăm Năm và một lần trong thời chiến bằng việc gợi lại phong tục gặp gỡ đoàn viên trong một kì trăng non gọi là Lễ hội Trăng Non[11]. Đầm Sương Tộc đóng cư tại một đầm lầy ở Thổ Quốc, trong khi hầu hết, nếu không phải tất cả, các thành viên của họ đều là những ngự nhân thành thạo với một số tài năng độc đáo, chẳng hạn như mộc thuật[1] .

Phong tục[]

Yue's necklace

Một chiếc vòng cổ đính ướcBắc Thủy Tộc.

Tại Bắc Thủy Tộc, phụ nữ đến độ tuổi kết hôn ở tuổi mười sáu. Người nam muốn kết hôn với người con gái mà họ chọn sẽ tặng cô ấy một món kỷ vật là một chiếc vòng cổ đính ước truyền thống. Nó là dấu hiệu biểu thị rằng người con gái đó sắp kết hôn[12]. Hôn lễ hoàn toàn được cha mẹ sắp đặt, và hôn nhân tự do lựa chọn không được chấp thuận. Tuy nhiên, tại Nam Thủy Tộc, có vẻ như mọi người được phép chọn lựa bạn đời cho riêng mình[8].

Khi bước sang độ tuổi mười bốn, thiếu niên tại Nam Thủy Tộc được đưa đến một nghi lễ chuyển tiếp được biết đến là tránh băng, một môn thể thao mà những người tham gia phải điều khiển một con tàu trong vùng nước động hỗn loạn nằm giữa những khối băng đan xen. Sau khi hoàn thành nghi lễ, họ được trao những dấu ấn danh dự: Dấu ấn của Lòng dũng cảm, Dấu ấn của Sự khôn ngoan, và Dấu ấn của Lòng tin[13].

Tên của người dân tại bộ tộc Bắc và Nam thường bao gồm một hoặc hai chữ "K" và có một âm "AH" (Katara, Hakoda, Sokka, Pakku, Kya, Kuruk, Kanna, Arnook, Korra, Tarrlok, Yakone, Noatak , Eska, v.v), như tương tự với trường hợp chữ "Z" tại Hỏa Quốc. Tuy nhiên, thể âm này không có tại Đầm Sương Tộc.

Mùa[]

Mỗi trong bốn quốc gia chịu ảnh hưởng bởi một mùa đặc trưng. Mùa đặc trưng của Thủy Tộc là mùa đông. Một hiệu ứng chi phối, các thủy nhân được sinh ra nhiều hơn vào mùa đông hơn bất cứ mùa nào khác và thủy thuật đạt đến đỉnh cao trong mùa đông do đêm dài hơn và điều kiện đóng băng lạnh giá. Trong thực tế, cả hai bộ tộc đều nằm trong thời tiết kiểu đông một cách nhất quán, với tuyết rơi quanh năm.

Tài nguyên thiên nhiên[]

Sinh sống trong một môi trường địa cực gần những vùng biển, Thủy Tộc phụ thuộc vào biển như nguồn sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu cũng như vùng đồng rêu lạnh giá bổn địa. Mận biển là một món ăn được ưa thích[3][13], trong khi cua biển khổng lồ được xem là một món ngon cho những người dân vùng Bắc Hải[8]. Mực biển là thực phẩm phổ biến có thể được chế biến thành nhiều món, bao gồm cả súp mực biển. Rong biển có thể được sử dụng để làm bánh mì rong biển, canh rong biển, hoặc rong biển xay trong những chiếc bánh rau câu. Khi đi du lịch, thịt hải cẩu khô là một món nhẹ thường được mang theo cùng[14].

Da hải cẩu được sử dụng để làm những chiếc lều tại Nam Thủy Tộc. Những tấm da gấu địa cực và lông của những động vật khác được sử dụng làm quần áo và những tấm thảm để phủ lên những bề mặt cằn cỗi. Một điều tự nhiên, thợ săn và ngư dân của Thủy Tộc là những người giỏi nhất trên thế giới trong lĩnh vực của họ[2][13].

Đầm Sương Tộc sử dụng các loài thực vật và động vật trong đầm lầy của họ để đáp ứng nhu cầu của họ, họ ăn những động vật nhỏ, chẳng hạn như gà opot, cá và những loài côn trùng khổng lồ[1].

Chính quyền[]

Bài chi tiết: Chính trị trong thế giới Avatar

Thể chế chính quyền: Bộ tộc

Lãnh đạo quốc gia: Tộc trưởng

Quân đội[]

Bài chi tiết: Quân đội Thủy Tộc

Một trong những mảng quan trọng ảnh hưởng bởi văn hóa bản sắc và phong tục hùng mạnh được thể hiện bởi hai phân địa lớn, quân đội của Thủy Tộc được xem là ít phức tạp hơn so với những cường quốc công nghiệp như Thổ Quốc hoặc Hỏa Quốc. Tuy nhiên, các bộ tộc cũng thể hiện niềm tự hào và ý chí sâu sắc điển hình của một kiểu mẫu chiến binh.

Binh lính[]

Northern Water Tribe warriors

Quân đội Bắc Thủy Tộc, bao gồm cả những ngự nhânchiến binh.

Tất cả các thành viên nam giới trưởng thành trong bộ tộc là những chiến binh được huấn luyện thành thạo. Vũ khí của họ bao gồm dùi cui, boomerang lưỡi đao, giáo làm từ xương (cũng được sử dụng trong bắt cá bằng giáo), mã tấu, và dao phay buộc cùng với răng cá voi ở phía mặt cùn của lưỡi dao. Những chiến binh Thủy Tộc thường mang trên mình những hình sơn chiến tranh màu đen và trắng trên toàn bộ khuôn mặt của họ trước khi bước vào cuộc chiến[7]. Những chiến binh ngự nhân của Bắc Thủy Tộc đều là bậc ngự sư của nguyên tố và đeo mặt nạ để che miệng và đội mũ trùm đầu. Các chiến binh của Bắc Tộc được vẽ mặt với ba dòng màu đỏ trên trán của họ. Khi Hỏa Quốc tấn công Bắc Thủy Tộc, Tộc trưởng Arnook kêu gọi các chiến binh tình nguyện cho một nhiệm vụ nguy hiểm và đánh dấu lên trán của mỗi tình nguyện viên với ba dòng sơn màu đỏ[15].

Bắc Thủy Tộc với sự tổ chức kỹ lưỡng sử dụng vũ khí đặt tại các khu vực huấn luyện chiến binh phục vụ như một nhà kho lưu trữ vũ khí và phòng họp bàn chiến lược nơi mà những mệnh lệnh được ban hành. Các thủy nhân tạo ra và sử dụng một lượng lớn những núi băng đóng khối chĩa nhọn nằm rải rác trên biển ngay bên ngoài thành trì như một hệ thống phòng thủ đầu tiên chống lại những tàu chiến của Hỏa Quốc. Các khối cọc gai bằng băng này có khả năng đâm thủng cả kim loại rắn và làm nhấn chìm cả một hạm đội tàu chiến lớn[15]. Dòng nước trong khu vực núi băng được biết đến là cực kỳ nguy hiểm, nhưng có thể dễ dàng đi qua bằng những chiếc thuyền mộc của Thủy Tộc. Những khối cọc băng tự chúng cũng được sử dụng để che khuất các chiến binh ẩn đằng sau, cho phép dễ dàng phục kích bất kỳ vị khách không mời mà đến[8][12].

Wolf armor

Chiến binh Nam Thủy Tộc.

Trong khi bộ tộc chị em của mình là nạn nhân của cuộc những cuộc đột kích, thì Bắc Thủy Tộc có đủ khả năng ngăn chặn Hỏa Quốc trong hơn tám mươi lăm năm, nhờ vào sự kết hợp của sức mạnh phòng vệ của người dân và địa hình băng giá hùng vĩ.

Hai năm trước khi Thế thần trở lại, tất cả đàn ông của Nam Thủy Tộc đã bỏ đi để chiến đấu trong chiến tranh, bỏ lại ngôi làng của họ trong sự kháng cự yếu ớt và mỏng manh[2]. Các nam chiến binh của Nam Tộc được nhìn thấy đang bảo vệ vùng biển của Vịnh Tắc Kè, cửa ngỏ trực tiếp dẫn đến vùng ngoại ô của Ba Sing Se. Các chiến binh dường như đã trụ lại đến từng ấy thời gian với việc sử dụng mìn tảo bẹ, những quả mìn nổi tạm thời với mùi kinh khủng được Hakoda phát minh, mà ông trìu mến gọi bằng biệt danh là "hôi và thối". Những quả mìn tảo bẹ được làm bằng một khung tre và được bao phủ bởi một lớp da động vật khô, bên trong chứa đầy cá chồn hôi và rong biển. Những quả mìn này nổi trong nước và kích nổ khi một chiếc tàu va động vào chúng. Khi phát nổ, chúng phun ra rong biển, làm rối cánh quạt xung quanh của tàu, vô hiệu hóa nó, trong khi mùi khủng khiếp của cá chồn hôi tỏa ra buộc người trên tàu phải bỏ chạy[12]. Mặc dù đây là một loại mình rất không bình thường, chúng tỏ ra khá hiệu quả[16].

Tàu thuyền[]

Water Tribe boats

Tàu thuyền của Nam Thủy Tộc.

Những chiếc thuyền của Nam Thủy Tộc là thuyền một cột buồm, bao gồm vỏ bằng gỗ và sử dụng gió làm động cơ đẩy. Những chiếc thuyền được điều khiển bởi ít nhất hai người, một duy trì ở mạn lái chính và một điều khiển cần buồm, một cánh buồm nhỏ hơn ở phía sau. Các tàu xuất hiện với thiết kế nhiều hơn để sử dụng như những chiếc tàu vận chuyển hơn là để chiến đấu[13].

Loại thuyền phổ biến nhất của Bắc Thủy Tộc là thuyền song mộc được hỗ trợ bởi động cơ thủy thuật. kích thước nhỏ gọn của loại thuyền vỏ đôi này cho phép nó được sử dụng cho một loạt các ứng dụng, bao gồm cả vận chuyển người dân trên khắp các kênh rạch trong thành phố, mặc dù nó chủ yếu được sử dụng cho các chuyến đi ngắn trên vùng biển mở. Mặc dù nó không nhất thiết phải được thiết kế cho hành trình dài, tuy nhiên nó có khả năng được sử dụng để đi lại trên một ngàn dặm và chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt nhất trên đại dương. Các chiến binh sử dụng loại thuyền này để tuần tra và bảo vệ vùng biển bên ngoài Bắc Thủy Tộc[8].

Water Tribe boat

Thuyền song mộc của Bắc Thủy Tộc.

Trước Ngày Mặt Trời Đen, Sokka của Nam Thủy Tộc đã ủy nhiệm cho người thợ máy, một nhà phát minh Thổ Quốc, xây dựng một loạt các tàu ngầm động cơ thủy thuật để sử dụng cho cuộc xâm lược Thủ đô Hỏa Quốc. Mặc dù chế tác bởi Thổ Quốc, những chiếc tàu ngầm chỉ có thể được vận hành thông qua việc sử dụng thủy thuật. Những chiếc tàu ngầm này tương tự như những con cá voi lớn trong thiết kế và được mạ vàng che chắn. Chúng hoàn hảo cho việc vận chuyển nhiều toán quân đến các vị trí của đối phương, cũng như ít nhất một chiếc xe tăng động cơ thổ thuật. Những tàu ngầm này rất mạnh và có khả năng bắn ra ngư lôi băng, được sử dụng để phá hủy rào chắn của đối phương. Tuy nhiên, chúng có nguồn cung cấp không khí hạn chế và thường xuyên phải nổi lên[17].

Đầm Sương Tộc sử dụng xuồng như một phương tiện vận chuyển, chúng được sử dụng để săn bắt trái ngược với chiến đấu, và được hỗ trợ thông qua thủy thuật[1].

Tam khoa[]

  • Các bộ tộc phương Bắc và phương Nam mang một sự tương đồng với văn hóa của người Inuit tại khu vực quanh Bắc Cực.
    • Các khía cạnh trong văn hóa Trung Quốc cũng được thấy rõ, chẳng hạn như những cánh cửa hình tròn, thường được gọi là "nguyệt môn", thủy thuật của họ tương đồng với Thái Cực, và hình nhân bằng gỗ được sử dụng để thực hành trị liệu gợi đến sự tương đồng những bức tượng mẫu châm cứu của Trung Quốc.
  • Vùng đất của Nam Thủy Tộc rất gần giống với Nam Cực trong thế giới thực.
  • Không có phụ nữ ở trong quân đội Bắc Thủy Tộc trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm do truyền thống phân biệt giới tính của bổn tộc. Tuy nhiên, các Thủy Tộc khác đã không thực hiện theo truyền thống này khi các thủy nhân nữ được nhìn thấy trong hàng ngũ phòng thủ Nam Thủy Tộc trong các cuộc đột kích của Hỏa Quốc[3] và những nữ cư dân của Đầm Sương Tộc được nhìn thấy tham gia trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc[17].
  • Hầu hết người dân biết đến của Bắc và Nam Thủy Tộc có tên chứa một chữ "k" (chẳng hạn như Katara, Sokka, Pakku, Korra). Trường hợp ít hơn, nhưng vẫn phổ biến, là âm "uh" và "ah".

Tham khảo[]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 "The Swamp". Tim Hedrick (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 4.
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 "The Boy in the Iceberg". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 1.
  3. 3,0 3,1 3,2 "The Puppetmaster". Tim Hedrick (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 9 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 8.
  4. 4,0 4,1 "The Siege of the North, Phần 2". Aaron Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 12, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 20.
  5. Welcome to Republic City. Nickelodeon (6 tháng 4, 2012). Truy cập 7 tháng 4 năm 2012.
  6. "The Chase". Joshua Hamilton (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 26 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 8.
  7. 7,0 7,1 7,2 "The Avatar Returns". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 2.
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 8,5 "The Waterbending Master". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 18 tháng 11, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 18.
  9. The Lost Scrolls: Thủy, trang hai mươi sáu trong Bộ sưu tập The Lost Scrolls.
  10. "The Southern Raiders". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 16.
  11. Escape from the Spirit World: Truyện tranh trực tuyến Thế thần Kuruk
  12. 12,0 12,1 12,2 Từ website chính thức cũ của Avatar: The Last Airbender, nguồn gốc trên Nick.com (liên kết). Không còn cập nhật nữa.
  13. 13,0 13,1 13,2 13,3 "Bato of the Water Tribe". Ian Wilcox (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 7 tháng 10, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 15.
  14. "The Southern Air Temple". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 25 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 3.
  15. 15,0 15,1 "The Siege of the North, Phần 1". Aaron Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 12, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 19.
  16. "The Guru". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 1 tháng 12, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 19.
  17. 17,0 17,1 "The Day of Black Sun, Phần 1: The Invasion". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 10.

no:Vannstammen

Advertisement