Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư
25px-Padlock-olive.png 25px-CPrince_Headpiece_Good.png 25px-EarthKingdomEmblem.png

Thổ Quốc (Hán tự: 大地之國, Đại Địa Chi Quốc) là một trong tứ quốc trên thế giới. Trải khắp toàn bộ một đại lục cũng như bao gồm cả một số hòn đảo và quần đảo phụ cận, đây là quốc gia có chủ quyền lớn nhất và đông dân nhất trong thế giới Avatar, chiếm gần như toàn bộ phần đông bán cầu. Vương quốc được điều hành bởi một chế độ quân chủ liên minh dưới sự cầm quyền của Thổ vương.

Người dân của Thổ Quốc luôn đầy niềm tự hào và quật cường, tuân thủ triết lý cùng chung sống hòa bình và hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới. Các thổ nhân sử dụng khả năng của mình trong quốc phòng, công nghiệp và quyết liệt bảo vệ những thành trì của họ chống lại các cuộc tấn công của Hỏa Quốc trong Chiến tranh Trăm Năm. Bổn quốc có một nền kinh tế lớn dựa vào nông nghiệp truyền thống và công nghiệp sơ khai, mặc dù không phải là cương quốc kinh tế như Hỏa Quốc, nhưng vẫn đạt được những lợi ích từ nền công nghệ tiên tiến.

Thổ Quốc được đặc trưng bởi sự đa sắc tộc và nền văn hóa đa dạng, hệ quả của vùng lãnh thổ bao la rộng lớn. Do đó, quốc gia chứa đựng quyền tự trị địa phương và gánh chịu sự mâu thuẫn xung đột sắc tộc, cả hai hệ lụy này bắt đầu gia tăng khi triều đình trung ương bước vào thời kì suy yếu. Mặc dù vậy, sự công nhận của mọi người về Thổ Quốc như một thực thể chính trị duy nhất vẫn kiên định thông qua niềm tin cộng đồng về lịch sử và bản sắc chung.

Thổ Quốc chịu đựng sự xâm phạm biên giới trong một khoảng thời gian rất dài suốt một thế kỷ của cuộc chiến tranh đế quốc do Hỏa Quốc phát động. Bên cạnh Thế thần, Thổ Quốc là trở ngại thực sự duy nhất của Hỏa Quốc trên con đường thống trị thế giới. Mặc dù nhận được sự hỗ trợ của Thủy Tộc trong chiến tranh, cuộc xung đột ngày một tiến triển theo chiều hướng xấu đi và đổ thêm nhiều gánh nặng thiệt hại lên Thổ Quốc trong từng ấy năm. Tình trạng này tiếp tục cầm cự cho đến cuộc Đảo chính Ba Sing Se, khi Công chúa Azula của Hỏa Quốc nắm quyền kiểm soát triều đình kinh thành, Ba Sing Se[2]. Vào mùa hè kế tiếp, ngôi thành bị Quân đội Hỏa Quốc chiếm đóng, và mặc dù trước đây người ta cho rằng sự sụp đổ của Ba Sing Se sẽ dẫn đến sự tan rã của bất kỳ lực lượng Thổ Quốc nào còn lại, các chiến binh vẫn tiếp tục nổi dậy chống lại sự cai trị xâm lược. Điều này đã khiến cho Hỏa vương Ozai đưa ra quyết định thiêu rụi Thổ Quốc trong đống tro tàn khi Sao chổi Sozin đến[3].

Vào cuối mùa hè năm 100 SDC, Ba Sing Se đã được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Hỏa Quốc bởi Hội Bạch Liên, kết thúc sự chiếm đóng của Hỏa Quốc tại thành phố. Thắng lợi này kết hợp với sự thất bại quyết định của Phụng quân Ozai đã giải phóng những khu vực còn lại của Thổ Quốc bị Hỏa Quốc chiếm đóng[4].

Sau khi kết thúc Chiến tranh Trăm Năm, rất nhiều thuộc địa Hỏa Quốc ở phía tây Thổ Quốc đã được chuyển giao thành Cộng Hòa Thống Nhất, quốc gia thứ năm được thành lập bởi Thế thần Aang và Hỏa vương Zuko[5].

Bảy mươi năm sau khi kết thúc Chiến tranh Trăm Năm, Thổ Quốc vẫn tiếp tục có ảnh hưởng trong các vấn đề thế giới với một đại diện trong Hội đồng Liên Hiệp Cộng Hòa[6].

Ngoại hình[]

Earth Kingdom nobles

Quý tộc kinh thành.

Người dân của Thổ Quốc thường có mái tóc đen hoặc nâu, đôi mắt màu xanh lục, màu nâu hoặc màu xám, và thường có làn da tông màu tối, mặc dù nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc có nước da sáng hơn.

Màu sắc trang phục truyền thống bổn quốc thường trải dài trong phạm vi từ màu xanh lá hoặc màu vàng rực rỡ cho đến những màu xám tro và nâu tầm thường. Những người dân thường giữ kiểu tóc của họ thoải mái để làm việc hoặc trau chuốt để gây ấn tượng thẩm mỹ. Các thành viên trong quân đội mặc đồng phục màu lục và màu be với những văn phong màu vàng kèm trên bộ phục, và họ để tóc của mình trong một chiếc mũ hình nón. Tuy nhiên, thời trang tại Thổ Quốc thay đổi rất nhiều từ vùng này sang vùng khác. Ở phía tây và phía nam, đàn ông thường để tóc thành búi, cột với nhiều loại dây băng và ghim khác nhau, và họ thường để râu hoặc ria mép. Phụ nữ sống ở vùng tây và nam Thổ Quốc để xỏa tóc xuống hoặc búi tóc trên đỉnh đầu của họ. Tuy nhiên, tại kinh thành, phụ nữ thường gấp tóc dài của họ quanh băng đô, trang trí với núm tua hoặc hoa, đàn ông thường để tóc đuôi sam ngang lưng[7]. Người dân tại Omashu thường mặc áo chẽn phủ ngoài một chiếc áo choàng dài hoặc quần, với mái tóc của họ ẩn trong mũ hoặc khăn xếp[8]. Nông dân và những người lao động thường đội nón rơm buộc với dây để bảo vệ họ khỏi ánh nắng mặt trời.

Quốc huy[]

Quốc huy Thổ Quốc

Quốc huy của Thổ Quốc là một hình vuông nhỏ hơn ở trung tâm nằm trong một hình tròn lớn (tựa như hình đồng xu Trung Quốc hoặc quân cờ Pai Sho 'Đá'). Nhiều lớp của nó tượng trưng cho "chiều sâu" của Thổ Quốc, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, phù hiệu đại diện cho "địa tầng của những lớp đá sâu và các loại khoáng vật mà thổ nhân điều khiển để bảo trì những thành phố lớn của họ", cũng như lời ghi lòng sâu sắc của cộng đồng hướng tới lý tưởng hòa bình và thịnh vượng trong cuộc sống[9]. Biểu tượng này có thể được nhìn thấy trên mũ của binh lính Thổ Quốc.

Những đồng tiền "lớn" được tạo thành từ đất và đá của biểu tượng này đôi khi được sử dụng làm vũ khí bởi các thổ nhân[10][11].

Tiền tệ Thổ Quốc bao gồm đồng, bạc và vàng miếng trong nhiều kích cỡ được người dân Thổ Quốc sử dụng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ, chúng được đúc theo hình dạng của quốc huy, mặc dù vàng miếng có bốn vết khía trên các cạnh, tạo thành hình dạng như một đóa hoa[12].

Địa lý[]

Địa lý của Thổ Quốc thay đổi khác nhau theo từng khu vực bởi kích thước lãnh thổ rộng lớn. Vùng phía tây bắc là địa hình núi cao và được bao phủ trong rừng lá kim dày đặc[13] với khu định cư duy nhất được biết đến là phố thương nhân, trong khi vùng duyên hải phía tây thừa hưởng một nền nhiệt ấm áp hơn và mang cảnh quan rừng rụng lá[14]. Khu vực nội địa phía tây là nhà của nhiều đầm lầy[15]Hẻm núi Đại Địa khô cằn, trong khi vùng trung nguyên của Thổ Quốc là Sa mạc Si Wong rộng lớn[16]. Vùng bờ biển phía tây nam được bao phủ bởi rừng xanh tươi tốt, tuy nhiên, hiệu ứng gió phơn khô đã làm cho Dãy núi Kolau và khu vực tây nam trở thành kiểu địa hình núi khô cằn với đồng cỏ thưa thớt và chỉ duy nhất một khu định cư lớn nằm trong khu vực là Omashu[8]. Vùng duyên hải phía nam là một khu vực tươi tốt được tạo nên bởi những con sông và các vùng rừng rậm, đây cũng là nơi định cư của một thị trấn giàu có như Gaoling; hướng về phía bắc, vượt qua những dãy núi, vùng đất chuyển thành địa hình đồng bằng dân cư thưa thớt lại một lần nữa hướng vào Sa mạc Si Wong. Khu vực đông bắc chủ yếu là vùng không có khu định cư nào khác ngoài Ba Sing Se.

Tài nguyên thiên nhiên[]

Mặc dù ở cái nhìn đầu tiên, Thổ Quốc xuất hiện với diện mạo đơn giản nhất của vật chất, đất và đá nhưng thật ra chúng chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của bổn quốc. Như vậy, chúng được sử dụng rộng rãi và thao tác theo nhiều kiểu, từ những công cụ cho đến cả một siêu đô thị khổng lồ. Trong khi cả Thổ Quốc gần như không sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch như cường quốc công nghiệp Hỏa Quốc, than được vẫn được khai thác ở một số ngôi làng cho nhiên liệu[17]. Gỗ rừng cũng phục vụ như nhiên liệu cũng như vật liệu xây dựng.

Kiến trúc, nông nghiệp, nghề mộc, săn bắn và khai thác mỏ là một trong những ngành nghề quan trọng của Thổ Quốc. Người dân bổn quốc đã quản lý sự phát triển một hệ thống trao đổi hàng hóa và thương mại tiên tiến gần như mọi người cùng có thể được hưởng lợi. Từ hệ thống dẫn nước thải và hệ thống vận chuyển phức tạp tại Omashu[18], cho đến đường tàu đơn ray đô thị ở Ba Sing Se, và nhiều phát minh khác nhau và các nhà phát minh của họ, chẳng hạn như người thợ máy, tất cả đều chứng minh cho một xã hội phức tạp đáng ngạc nhiên của Thổ Quốc.

Rất nhiều loại rau tươi được trồng trọt trong vùng đất đai màu mỡ trù phú, và cây hoa quả và cây hạt cây cũng rất phong phú. Động vật phát triển mạnh trong nhiều cánh rừng tươi tốt và đất nông nghiệp, cung cấp nguồn thịt và gia cầm bên cạnh trái cây và rau quả.

Chính trị[]

Triều đình[]

Earth King Kuei

Thổ vương đời thứ 52, Kuei.

Thể chế chính quyền: Quân chủ liên minh

Nguyên thủ quốc gia: Thổ vương

Thổ Quốc là một quốc gia lớn được chia thành nhiều tỉnh[11] và các thành trì lớn với chính quyền bán tự trị, chẳng hạn như Omashu, trong số những ngôi thành khác. Kinh đô của Thổ Quốc là Ba Sing Se. Trong khi bổn quốc có một người thống trị quyền lực trung tâm của toàn cõi Thổ Quốc, được biết đến với danh hiệu Thổ vương, sống tại Ba Sing Se, thì một số thành trì khác, chẳng hạn như Omashu, có vua riêng của họ[18]. Mối quan hệ chính xác giữa các ngôi thành này và triều đình trung ương chưa bao giờ được giải thích đầy đủ. Thổ Quốc cho thấy sự đan xen về mặt quân sự, ít hoặc không có ảnh hưởng đến bộ máy quan liêu dường như do tác động bởi triều đình hoàng tộc trên các thị trấn và vùng tự trị, đặc biệt là những khu vực bên ngoài các thành phố lớn. Các khu vực bị cô lập như Sa mạc Si Wong là nơi trú ẩn cho bọn tội phạm, và nhiều khu vực nông nghiệp ít hoặc không có tiếp xúc với các quan chức triều đình trung ương[16]. Ngoài ra, Thổ Quốc không có một hệ thống pháp luật nhất quán, với mỗi thành trì tự có riêng một bộ luật cho mình[19]. Tổ chức phức tạp trong triều đình không được nhìn thấy bên ngoài của Ba Sing Se và vùng phụ cận xung quanh, chẳng hạn như Vịnh Trăng Rằm.

Earth Kingdom Royal Palace

Hoàng cung Thổ Quốc.

Sự suy giảm quyền lực triều đình đã được kết hợp với sự suy giảm quyền hành cá nhân của Thổ vương, như việc những vị vua đời sau uỷ quyền của mình cho bộ máy hành chính để tìm kiếm sự an nhàn và giải trí cá nhân[20]. Trong thời kì âm mưu Ba Sing Se trong thời cai trị của Thổ vương đời thứ 52, Thổ vương nắm rất ít quyền lực thực sự, và trong khi ông được tôn kính rất nhiều, thì hầu hết quyền lực triều chính ở Ba Sing Se được giao cho nhiều quan viên cố vấn khác nhau dưới sự kiểm soát của Long Feng, Nội các Đại thần Ba Sing Se và người đứng đầu Dai Li. Bên trong Ba Sing Se, triều đình gần như bị kiểm soát hoàn toàn, với việc Long Feng sử dụng Dai Li để đàn áp những bất đồng chính kiến và họp bàn về cuộc Chiến tranh Trăm Năm, biến Ba Sing Se thành một nhà nước hình cảnh. Để thúc đẩy ý nghĩ Ba Sing Se như một nơi hòa bình lý tưởng, vây cánh và tai mắt của Long Feng sẵn sàng hạ thủ những thế lực chống đối thông qua các phương pháp như tẩy não. Triều đình Ba Sing Se vô cùng quan chế, bởi nó phải mất ít nhất sáu đến tám tuần để xử lý một thỉnh cầu được diện kiến hoàng thượng (mặc dù đây có thể chỉ là một nỗ lực để cầm chân và câu thời giờ của Đội Thế thần)[21].

Sau khi kết thúc Chiến tranh Trăm Năm, hệ thống triều chính được khôi phục lại, với Thổ vương nắm quyền hành tổng thể một lần nữa[22][23][24].

Cấm quân Thổ Quốc[]

Bài chi tiết: Cấm quân Thổ Quốc
Royal Earthbender Guards

Cấm quân Hoàng cung trong đội hình.

Cấm quân Thổ Quốc tại Ba Sing Se, cũng được gọi là Vệ binh Hoàng gia, là một đội quân không có liên can với cả Dai Li lẫn quân đội, và thay vào đó, họ phục vụ với vai trò là những vệ binh cá nhân của Thổ vương. Có đến hàng trăm binh lính canh gác xung quanh Hoàng cung. Họ cũng được nhìn thấy là người gác cổng Ngoại và Nội Thành Ba Sing Se. Các vệ binh sử dụng đá trên 'mặt đất đến mặt đất' để chống lại kẻ xâm lược tiếp cận trên bộ, nhưng sử dụng những khối đạn 'mặt đất lên không' để chặn lại những thích khách bay từ trên xuống. Họ mặc quân phục giáp màu xanh đậm với một chiếc lông vũ màu xanh lá cây ở phía trên đầu của chiếc mũ[25].

Thực thi luật pháp[]

Hiện chưa biết đến rõ ràng về việc thi hành luật tại Thổ Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm, tội phạm dường như là một vấn đề hàng ngày. Côn đồ và những kẻ cắp lợi dụng sự hỗn loạn của chiến tranh để cướp bóc những người tị nạn và nông dân trong khu vực không được kiểm soát bởi quân đội. Thậm chí ngay bên trong Ba Sing Se, kinh đô phồn hoa bậc nhất ở Thổ Quốc, nhiều cư dân và những người tị nạn tại vùng Hạ Hoàn cảm thấy họ phải trở thành tội phạm để sống còn, bởi hoàn cảnh cực kỳ bần cùng tại đây. Việc thực thi luật pháp thường được giao cho chính quyền địa phương[26] và quân đội[11], nhưng không phải ai trong họ cũng thành công trong việc hạn chế tội phạm một cách hiệu quả.

Dai Li[]

Bài chi tiết: Dai Li
Dai Li agents

Mật vụ Dai Li tại Hoàng cung.

Dai Li là cơ quan thực thi văn hóa của Ba Sing Se. Họ nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nội các Đại thần Ba Sing Se, từng là Long Feng, và có chức năng như một loại hình cảnh bí mật, bắt giữ và cải tạo bất cứ ai vi phạm quy định liên quan đến việc nhắc đến chiến tranh. Bên cạnh đồng phục đặc trưng, họ được biết đến có mang theo găng tay đá và đôi hài đá, có thể được sử dụng làm vũ khí khá hiệu quả thông qua thổ thuật[21]. Mặc dù họ mang danh nghĩa phục vụ Thổ vương, nhưng họ chỉ trung thành với Long Feng trước khi ông ta bị lật đổ. Nhóm được thành lập bởi Thế thần Kyoshi sau một cuộc nổi dậy của nông dân tại Ba Sing Se.

Văn hóa[]

Earth Kingdom Avatar Temple

Đền Thế thần của Thổ Quốc.

Từ nền văn hóa thực thi ở Ba Sing Se, cho đến cộng đồng cư dân ban đầu của hòn đảo Kyoshi biệt lập[27], nền văn hóa của Thổ Quốc rất đa dạng và phong phú hơn bất kỳ quốc gia nào khác, hệ quả của lãnh thổ bao la rộng lớn. Bởi sự điều khiển đất mà Iroh đề cập đến là "nguyên tố của thể chất"[1], các thổ nhân hầu như rất kiên định, được phản ánh trong tính cách của người dân Thổ Quốc. Nhiều gợi ý đã cho thấy rằng các nhà sáng lập của chương trình đặt Thổ Quốc dựa trên nền văn hóa Trung QuốcHàn Quốc, với sự tham chiếu đến các kiểu tóc, kiến trúc, địa lý, và các mối quan hệ với các quốc gia khác.

Kiến trúc Thổ Quốc khác nhau theo từng tỉnh. Cũng giống như các quốc gia khác, nó được dựa trên màu sắc nguyên tố thuộc tính, trong trường hợp này là màu xanh lá cây. Phần lớn cơ sở hạ tầng được làm bằng đá, gỗ và thạch cao; chúng có thể được sử dụng kết hợp với nhau hoặc riêng biệt, tùy thuộc vào những nguồn vật liệu sẵn có. Hầu hết các công trình đều có ngói che bằng gạch màu xám hoặc màu xanh đậm; gạch ngói màu vàng biểu thị sự giàu có, và được sử dụng bởi tầng lớp thượng lưu tại Ba Sing Se[7]. Quốc huy Thổ Quốc thường được đặt trên các tòa nhà và các pháo đài quan trọng là một biểu tượng của triều đình. Nhiều con đường khác nhau đáng kể - tại vùng nông thôn, chúng thường được tạo thành bằng đất mòn, trong khi tại thành thị là những dãy phố lát đá.

Dân cư của Thổ Quốc sinh sống trong những ngôi làng nhỏ, những thị trấn lớn hơn, và kinh thành Ba Sing Se với dân số khổng lồ. Những ngôi làng nhỏ hoặc khu định cư tương tự rải rác nhiều nơi; thị trấn lớn hơn, chẳng hạn như Làng ChinGaoling thì ít gặp hơn. Bởi các cuộc tấn công của Hỏa Quốc, nhiều nơi từng là thành trì tuyệt vời của Thổ Quốc đã bị phá hủy, như Taku, hoặc bị chiếm đóng, như Omashu. Những thị trấn nhỏ hơn thường bị buộc phải làm nô lệ lao động cho Hỏa Quốc, để khai thác than và quặng với mục đích xây dựng và cung cấp nhiên liệu cho tàu chiến của chúng[17].

Người dân của Thổ Quốc luôn đầy niềm tự hào và quật cường, tuân thủ triết lý cùng chung sống hòa bình và hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới. Các thổ nhân sử dụng khả năng của mình trong quốc phòng, công nghiệp và quyết liệt bảo vệ những thành trì của họ chống lại các cuộc tấn công của Hỏa Quốc.

Ẩm thực[]

Earth Kingdom cuisine

Một loạt trong số nhiều món ăn Thổ Quốc.

Bởi đất trồng tươi tốt màu mỡ đầy dinh dưỡng và khoáng chất, những người nông dân Thổ Quốc có thể trồng nhiều loại thực phẩm để hỗ trợ cho chế độ ăn uống của họ, bao gồm các loại rau củ, hạt, trái cây, và gạo, cây lương thực chính yếu của Thổ Quốc. Những món ăn hoang dã được tìm thấy trong nhiều khu rừng rậm và gia súc được tìm thấy trên nhiều trang trại để bổ sung nguồn thịt và gia cầm trong bữa ăn. Trà là thức uống phổ biến nhất và được làm từ nhiều loài thực vật, trong đó có nhân sâm, vải hạt, hoa nhài, và hoa bạch long quý hiếm.

Mùa[]

Mỗi trong bốn quốc gia chịu ảnh hưởng bởi một mùa đặc trưng. Mùa đặc trưng của Thổ Quốc là mùa xuân, khoảng thời gian ấm áp mà cây cối đâm chồi nảy lộc, sinh vật tràn đầy sức sống, sinh sôi từ mặt đất. Một hiệu ứng chi phối, các thổ nhân được sinh ra nhiều hơn vào mùa xuân hơn bất cứ mùa nào khác và thổ thuật đạt đến đỉnh cao trong thời gian mùa xuân.

Binh quyền[]

Bài chi tiết: Quân đội Thổ Quốc

Bộ binh[]

Earth Kingdom military

Binh lính Thổ Quốc.

Kể từ khi Thổ Quốc là quốc gia lớn nhất về mặt địa lý trong tứ quốc, nó tập hợp một lượng lớn các tổ chức và cá nhân chiến đấu.

Cũng như Hỏa Quốc, quân đội Thổ Quốc bao gồm những ngự nhân và bộ binh thường nhân. Binh lính gồm cả ngự nhân và thường nhân thường trang bị với một loạt các loại vũ khí, từ giáo, gươm, và một loạt những vũ khí cầm tay cỡ dài khác, cho đến những vũ khí không thông dụng như búa, rìu, và liềm.

Kỵ binh bao gồm những con ngựa đà điểu có thể trèo lên một bề mặt dọc thẳng đứng một khoảng ngắn và chạy với tốc độ cao. Chúng cùng với loài chó lươn, cũng được sử dụng như vận tải.

Những thổ nhân sử dụng khối đá được tạo theo hình dạng như quốc huy để làm như đạn pháo hoặc dùng trong máy bắn đá[10]. Những đồng tiền tròn với kích thước cỡ một người là vũ khí vô giá cho các thổ nhân. Các đồng tiền đất này có thể được xếp hàng cạnh nhau tạo thành một bức tường phòng thủ có khả năng di động, hoặc xếp chồng lên nhau để làm thành một tháp canh tạm thời. Những thổ nhân kinh nghiệm có thể sử dụng những đồng tiền này như một chiếc xe và "lái" bên trong lỗ nằm ở giữa đồng tiền.

Earthbending-powered tank

Xe tăng động cơ thổ thuật, vũ khí hạng nặng mới của Thổ Quốc.

Trong Ngày Mặt Trời Đen, lực lượng binh đội Thổ Quốc đã hỗ trợ trong cuộc xâm lược Hỏa Quốc, mang theo năm chiếc xe tăng được lắp ráp bởi người thợ máy. Những chiếc xe tăng này được điều khiển bởi bốn thổ nhân sử dụng thổ thuật của họ để chuyển động, và chúng có thể mang theo nhiều quân lính vào trận chiến. Các xe tăng có lớp áo giáp vô cùng mạnh mẽ và sự thiết kế phân đoạn cho phép chúng vượt qua mọi địa hình cũng như để đè bẹp các mục tiêu tầm cao. Cuối cùng, chúng có những nắp ở các bên có thể mở ra để các thổ nhân bắn ra đá[28].

Sau cuộc Chiến tranh Trăm Năm, quân đội Thổ Quốc được mở rộng. Khi Thổ vương Kuei hành quân đến Yu Dao, quân đội của ông bao gồm một số xe tăng động cơ thổ thuật và các phiên bản cải tiến của khí cầu khí nóng[23].

Hội đồng Ngũ[]

Bài chi tiết: Hội đồng Ngũ

Hội đồng Ngũ, là một nhóm gồm năm vị tướng quân cấp cao của Thổ Quốc, trong đó có cả HowSung tướng quân, họ đưa ra quyết định và mệnh lệnh cho quân đội của mình chiến đấu bên ngoài bức tường Ba Sing Se. Hội đồng Ngũ là những người thiết kế và thực hiện các kế hoạch chiến tranh, trong đó bao gồm cả mục tiêu phòng thủ kinh đô hiệu quả cũng như kháng cự lại những cuộc xâm lược của Hỏa Quốc. Thêm vào đó, họ cũng kiểm soát cấm quân của hoàng thượng, một lực lượng lính gác tinh nhuệ bảo vệ nhà vua. Chức vị Hội đồng Ngũ luôn sát cánh bên cạnh các đời vua của Ba Sing Se, cho đến khi Long Feng thao túng quyền hành, họ luôn luôn thực hiện chức trách của mình cùng với Thổ vương để đảm bảo phúc lợi cho ngôi thành[25].

Đội Thổ Vệ[]

Bài chi tiết: Đội Thổ Vệ

Đội Thổ Vệ là một trung đội gồm các thổ nhân tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của Sung tướng quân. Đồng phục của họ hơi khác so với những người lính Thổ Quốc bình thường. Đội Thổ Vệ được giao mệnh lệnh ngăn chặn cuộc áp sát của Mũi khoan Hỏa Quốc, họ đã thể hiện hành động nhất quán, chặt chẽ, và phối hợp tấn công. Mặc dù vậy, họ nhanh chóng bị MaiTy Lee vô hiệu hóa dễ dàng[29].

Thủy binh[]

Không có thông tin nhiều về Thủy binh Thổ Quốc, ngoại trừ việc nó có thể kém hơn so với Hỏa Quốc. Tướng quân Fong của Thổ Quốc đã khẳng định rõ ràng rằng sự xâm lược Hỏa Quốc bằng tàu của phe mình sẽ là một sự tự sát[10]. Ba chiếc thuyền mành được Dai Li sử dụng để tuần tra Hồ Laogai[25]. Thêm vào đó, có thể thấy rằng thổ nhân đòi hỏi phải có một kết nối vật lý với đất để điểu khiển chúng, với trường hợp ở trên một chiếc thuyền bằng gỗ hoặc kim loại sẽ làm cho các thổ nhân gần như hoàn toàn bất lực, trừ khi tàu mang theo những khối đạn đất. Nếu không có ngự nhân, Thủy binh Thổ Quốc sẽ gặp một tình thế bất lợi nghiêm trọng về mặt chiến đấu hải quân so với Hỏa Quốc hoặc Thủy Tộc.

Không quân[]

Earth Kingdom hot air balloon

Khí cầu khí nóng được sử dụng bởi Không quân Thổ Quốc.

Thổ Quốc cũng đã đạt được thành tựu kỹ thuật về khí cầu khí nóng, từng một lần độc quyền bởi Hỏa Quốc, và tổ chức chúng thành một lực lượng riêng trong chiến tranh, mang biểu tượng quốc huy và màu sắc của Thổ Quốc. Một trong những đơn vị như thế được sử dụng để đưa Thổ vương Kuei khi ông lãnh đạo quân đội Thổ Quốc đến Yu Dao để thực thi Phong trào Khôi phục Hòa bình[23].

Chiến binh Kyoshi[]

Bài chi tiết: Chiến binh Kyoshi
Kyoshi Warriors

Các Chiến binh Kyoshi.

Các chiến binh Kyoshi là một nhóm các chiến binh nữ do Suki lãnh đạo trên Đảo Kyoshi. Phong cách chiến đấu của và trang phục của họ mô phỏng theo người sáng lập của họ, Thế thần Kyoshi, mặc dù hầu hết các chiến binh hiện tại không thể hiện bất kỳ khả năng ngự thuật nào trong động tác của họ. Quần áo được trang trí công phu, áo giáp màu xanh lá cây và trang điểm theo kiểu kabuki, được thiết kế để làm đối thủ khiếp sợ, các chiến binh Kyoshi sử dụng thiết phiến hay quạt thép làm vũ khí chính của mình. Họ cũng sử dụng katana và tấm chắn cổ tay. Cầm chặt những chiếc quạt như là một phần của đôi tay, các chiếc binh có mục đích biến sức mạnh của chính đối phương chống lại họ, một nguyên tắc bản lề cũng có trong thủy thuật. Các chiến binh nữ không đào tạo người bên ngoài, khiến họ trở thành những người duy nhất sỡ hữu được phong cách chiến đấu độc đáo này. Theo truyền thống, chỉ có phụ nữ được huấn luyện thành các chiến binh Kyoshi, tuy nhiên đã có những trường hợp ngoại lệ trong những năm qua, chẳng hạn như Sokka[27].

Địa điểm nổi tiếng[]

  • Ba Sing Se
  • Bến gian thương
  • Đảo Kyoshi
  • Đầm lầy Sương Ảnh
  • Đèo Rắn Biển
  • Gaoling
  • Garsai
  • Động Uyên Ương
  • Hẻm núi Đại Địa
  • Hồ Laogai
  • Làng bình nguyên
  • Làng Chin
  • Làng của Kaya
  • Làng hải cảng
  • Làng Makapu
  • Làng mỏ
  • Làng nông
  • Làng Senlin
  • Làng sông
  • Omashu
  • Phố cảng
  • Phố thương nhân
  • Rừng cháy
  • Rừng Wulong
  • Sa mạc Si Wong
  • Thư viện Wan Shi Tong
  • Tịnh viện
  • Trại Jeong Jeong
  • Vịnh Tắc Kè
  • Vịnh Trăng Rằm
  • Yu Dao

Nhân vật quan trọng[]

  • Thổ vương đời thứ 52, Kuei
  • vua Bumi
  • Long Feng
  • Chin
  • Toph Beifong
  • Lao Beifong
  • Poppy Beifong
  • Tướng quân Fong
  • Tướng quân How
  • Tướng quân Sung
  • Xin Fu

Tam khoa[]

  • Thổ Quốc mang một vẻ tương đồng với các triều đại nhà Minh và nhà Thanh của Trung Hoa, với các ngôi nhà trong Ba Sing Se trông rất giống với những kiến trúc trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên Omashu là một ngoại lệ với thành phố được xây dựng theo kiến trúc kiểu kim tự tháp. Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng Omashu của Bumi, và chuyến cưỡi xe mạo hiểm của Aang, có thể nhìn thấy các tòa nhà bên trong trông rất giống với kiến trúc Trung Quốc. Những người dân của Thổ Quốc cũng có diện mạo như người Trung Quốc, nhà vua mặc trang phục của một vị Hoàng đế Trung Hoa trong triều đại nhà Thanh. Chỉ có trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là những người dân trên Đảo Kyoshi và vua Bumi, với tủ quần áo của vua Bumi đặc biệt kì lạ và người dân trên Đảo Kyoshi có diện mạo theo phong cách Nhật Bản, như đã được phân biệt rõ trong tên gọi. Ngoài ra, một số nông dân ở Thổ Quốc, chẳng hạn như Song, xuất hiện với trang phục theo phong cách Hàn Quốc.
  • Thổ Quốc được tập trung hầu hết vào trong chương trình, cho phép thông tin liên quan đến văn hóa, quân sự, và nhiều mảng khác được khám phá và tìm hiểu.
  • Từ những gì đã được nhìn thấy trong chương trình, Thổ Quốc dường như được điều hành theo kiểu Thánh chế La Mã, nhiều vương quốc chư hầu nhỏ hơn (chẳng hạn như Omashu, Đảo Kyoshi, vv) dường như thần phục một nhà thống trị tổng thể, mà ở đây là Thổ vương.
  • Quốc huy của Thổ Quốc giống với một trong sáu đồng tiền biểu tượng của gia tộc Sanada (đại diện cho sự dũng cảm).
  • Kể từ khi Thổ Quốc là rất rộng lớn và đa dạng, nó thực sự bao gồm cả những vị trí được tuyên bố chủ quyền của ba quốc gia khác trong lãnh thổ của mình. Bắc Phong Tự nằm trên dãy núi cao ở cực bắc của Thổ Quốc, Đầm Sương Tộc định cư trong một đầm lầy lớn ở vùng tây nam, và nhiều thuộc địa Hỏa Quốc nằm rải rác tại khu vực phía tây.
  • Hiện được biết có đến sáu mươi bảy ngọc tỷ hoàng gia khác nhau, được sử dụng vào những dịp khác nhau, tùy thuộc vào tính hệ trọng của các tài liệu[20].
  • Thổ Quốc đại lục gần tương tự giống với lục địa Á Âu trong thế giới thực.
  • Các loại áo giáp và đồng phục của quân đội Thổ Quốc gợi nghĩ đến những người lính Mãn Châu của triều đại nhà Thanh.
  • Thời trang và kiến ​​trúc Thổ Quốc được ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Cũng có những ảnh hưởng có thể nhìn thấy từ Mãn Châu, Mông Cổ, và các nền văn hóa du mục Trung Á tại vùng biên giới sa mạc.

Tham khảo[]

  1. 1,0 1,1 "Bitter Work". Aaron Ehasz (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 6, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 9.
  2. "The Crossroads of Destiny". Aaron Ehasz (biên kịch) & Michael Dante DiMartino (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 1 tháng 12, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 20.
  3. "Sozin's Comet, Phần 1: The Phoenix King". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 18.
  4. "Sozin's Comet, Phần 4: Avatar Aang". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 21.
  5. "Welcome to Republic City". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). The Legend of Korra. Nickelodeon. 14 tháng 4, 2012. Quyển 1: Khí, Chương 1.
  6. “The Legend of Korra: Welcome to Republic City”. Nickelodeon (6 tháng 4, 2012). Truy cập 7 tháng 4 năm 2012.
  7. 7,0 7,1 "Tales of Ba Sing Se". Joann Estoesta, Lisa Wahlander, Andrew Huebner, Gary Scheppke, Lauren MacMullan, Katie Mattila, Justin Ridge, Giancarlo Volpe (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 29 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 15.
  8. 8,0 8,1 "Return to Omashu". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 7 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 3.
  9. The Lost Scrolls: Thổ, trang tám mươi tám trong Bộ sưu tập The Lost Scrolls.
  10. 10,0 10,1 10,2 "The Avatar State". Aaron Ehasz, Elizabeth Welch Ehasz, Tim Hedrick, John O'Bryan (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 3, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 1.
  11. 11,0 11,1 11,2 "Zuko Alone". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 12 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 7.
  12. "Bato of the Water Tribe". Ian Wilcox (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 7 tháng 10, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 15.
  13. "The Fortuneteller". Aaron Ehasz, John O'Bryan (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 23 tháng 9, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 14.
  14. "Winter Solstice Phần 1: The Spirit World". Aaron Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 8 tháng 4, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 7.
  15. "The Swamp". Tim Hedrick (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 4.
  16. 16,0 16,1 "The Library". John O'Bryan (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 7, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 10.
  17. 17,0 17,1 "Imprisoned". Matthew Hubbard (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 25 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 6.
  18. 18,0 18,1 "The King of Omashu". John O'Bryan (biên kịch) & Anthony Lioi (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 18 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 5.
  19. Phụ trương Avatar cho "Avatar Day" on Nicktoons Network.
  20. 20,0 20,1 Từ website chính thức cũ của Avatar: The Last Airbender, nguồn gốc trên Nick.com (liên kết). Không còn cập nhật nữa.
  21. 21,0 21,1 "City of Walls and Secrets". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 22 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 14.
  22. 23,0 23,1 23,2
  23. 25,0 25,1 25,2 "The Earth King". John O'Bryan (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 11, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 18.
  24. "Avatar Day". John O'Bryan (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 28 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 5.
  25. 27,0 27,1 "The Warriors of Kyoshi". Nick Malis (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 4 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 4.
  26. "The Day of Black Sun, Phần 1: The Invasion". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 10.
  27. "The Drill". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 13.

no:Jordkongedømmet

Advertisement