Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư
25px-Padlock-olive.png

Ngự thuật hay nghệ thuật điều khiển là khả năng thao tác và chế ngự nguyên tố, đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của thế giới Avatar. Có năm môn ngự thuật được biết đến, bốn trong số chúng điều khiển một nguyên tố vật chất cụ thể trong khi môn thứ năm chế ngự năng lượng bên trong cơ thể con người.[1] Bốn môn nghệ thuật điều khiển được dựa trên bốn nguyên tố cổ điển hay còn gọi là tứ đại: thủy (nước), thổ (đất), hỏa (lửa), khí (không khí) và mỗi bộ môn được thao tác thông qua một số phong cách võ thuật nhất định thể hiện những thuộc tính của chính nguyên tố đó. Trong khi ngự thuật được thể hiện truyền thống qua sự vận động tay chân thì những ngự nhân nhất định có thể điều khiển nguyên tố của họ một cách hiệu quả với rất ít động tác chuyển động cơ thể, chẳng hạn như chỉ sử dụng đầu hoặc thân trên của họ. Trong một vài trường hợp thậm chí còn hiếm hơn, các ngự nhân có thể thực hiện khả năng ngự thuật mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ động tác di chuyển nào, thay vào đó là sự tập trung tuyệt đối vào sức mạnh ý nghĩ, kỹ năng như vậy gọi là ngự thuật tinh thần.

Mỗi nguyên tố cũng được gắn kết với một quốc gia cụ thể trên thế giới, Thủy Tộc tương ứng với thủy thuật, Thổ Quốc với thổ thuật, Hỏa Quốc với hỏa thuậtPhong Tộc với phong thuật. Tuy nhiên, một số nhóm liên kết ngự thuật khác cũng tồn tại như Đầm Sương Tộc với thủy thuật và nhóm Chiến binh Mặt Trời với hỏa thuật.

Four nations' symbols drawing

Biểu tượng của bốn môn ngự thuật được phác họa bởi Iroh.

Môn ngự thuật thứ năm là năng thuật không giống với bốn môn khác ở chỗ bản thân nó yêu cầu rất ít những động tác thể chất. Bốn môn nghệ thuật điều khiển nguyên tố đều phụ thuộc vào năng lượng hay còn gọi là chi nằm bên trong cơ thể con người, dựa vào dòng chảy của nó khắp cơ thể để điều khiển một nguyên tố cụ thể. Một người có khả năng ngự thuật khi họ có thể mở rộng ảnh hưởng dòng chi của bản thân vượt ra ngoài cơ thể để tương tác với môi trường.[2] Mặt khác, năng thuật liên quan đến thao tác kiểm soát chính năng lượng và có khả năng loại bỏ hoặc khôi phục lại khả năng ngự thuật.[3]

Mặc dù mỗi quốc gia được liên kết với một môn ngự thuật cụ thể nhưng không phải tất cả người dân của mỗi quốc gia đó đều có khả năng ngự thuật trừ ngoại lệ là Phong Tộc với tất cả người dân sinh ra đều có khả năng ngự thuật. Trong trường hợp hôn nhân ngoại hợp, những đứa trẻ có thể là ngự nhân của một trong hai nguyên tố nếu chúng là ngự nhân; ví dụ, hỏa nhân Mako và thổ nhân Bolin là hai anh em có cha mẹ đến từ Hỏa Quốc và Thổ Quốc. Trường hợp một người duy nhất có khả năng thao tác nhiều nguyên tố là Thế thần - người có khả năng thực hành tất cả năm môn ngự thuật.[4]

Phong thuật[]

Bài chi tiết: Phong thuật
Aang testing his airbending on the lion turtle

Nguyên tố bản địa của Thế thần Aangkhí.

Phong thuật là môn ngự thuật được sử dụng bởi những người dân Phong Tộc. Nó tập trung vào tốc độ và sự né tránh, giảm tấn công để tăng phòng thủ. Mặc dù rõ ràng phong thuật thiếu các chiêu thức sát thương hoàn thiện nhưng nó vẫn là môn ngự thuật năng động nhất trong tất cả các môn. Là nguyên tố của sự tự do, các phong nhân sử dụng khả năng ngự thuật của họ không bị cản trở bởi mặt đất hoặc các yếu tố môi trường khác và sử dụng đà của chính họ như một vũ khí, né tránh các đòn tấn công với sự nhanh nhẹn đáng kinh ngạc để làm kiệt sức đối phương hoặc tích tụ quán tính lớn để tạo ra những cơn chấn phong bộc phá và hoàn thành những đòn phản công. Những phong nhân khi gặp phải những cuộc chạm trán về thể chất có thể khai thác sức mạnh to lớn và vô hình của gió.[5] Đối nghịch của phong thuật là thổ thuật cùng với nền tảng phong cách đương đầu.[6] Những phong nhân có thể sử dụng kỹ năng bay bằng cách điều khiển một chiếc tàu lượn và sử dụng không khí để cung cấp lực đẩy và lực nâng. Sau khi môn nghệ thuật này đã gần như bị xóa sổ khỏi sự tồn tại, chỉ còn sót lại một phong nhân duy nhất là Thế thần Aang[4] cho đến khi con trai của cậu - Tenzin và những người cháu đời sau được thừa hưởng khả năng này.[7] Phong thuật cũng đã xuất hiện trở lại thế giới trong một lượng vừa phải các thường nhân sau sự kiện Hội Tụ Hài Hòa vào năm 171 SDC đã tiếp tục phục hồi lại môn ngự thuật gần như bị tuyệt chủng này.[7]

Những phong nhân cội nguồn là loài bò rừng bay.[8] Khả năng dẫn xuất của phong thuật là bay và xuất hồn. Khả năng bay duy chỉ có hai người trong suốt lịch sử phong thuật thành tựu được là Guru LaghimaZaheer.[9] Phong cách chiến đấu của phong thuật là Bát quái chưởng. Khí là nguyên tố của sự tự do và mùa đặc trưng của nó là mùa thu.

Thủy thuật[]

Bài chi tiết: Thủy thuật
Katara separates the waters

Katara là một thủy sư.

Thủy thuật được luyện tập bởi một số người của Thủy Tộc. Nó không chỉ là nguyên tố linh hoạt nhất mà còn là một trong những môn nghệ thuật điều khiển độc đáo, các ngự nhân loài người đầu tiên không học từ động vật mà là từ Mặt Trăng.[10] Tương tự với nguyên tố của họ, các thủy nhân cực kỳ thích nghi và linh hoạt. Thủy thuật tập trung vào dòng chảy năng lượng hơn là vào sức mạnh và quan trọng hơn cả là việc biến năng lượng của chính đối thủ tự chống lại họ. Nếu chiến thắng của một ngự nhân trong trận chiến phụ thuộc vào kỹ năng hoặc tài khéo léo của họ thì không giống như thế, các thủy nhân đạt được lợi thế áp đảo hay bất lợi hệ trọng tùy thuộc vào lượng nước có mặt xung quanh họ mặc dù các thủy nhân cao thủ có thể lấy được nước từ bất kỳ đâu, chẳng hạn họ có thể rút hơi nước từ không khí hoặc điều khiển nước trong cơ thể sinh vật sống, đặc biệt là cây cối.[11] Là nguyên tố của sự đổi thay, các thủy nhân có thể chuyển đổi linh hoạt và nhanh chóng từ thế phòng ngự sang thế tấn công, từ một bức tường băng kiên cố cho đến những khối nước tung bay dồn dập, biến sức mạnh của chính đối thủ tự chống lại họ. Đối lập với môn ngự thuật này là hỏa thuật cùng với triết lý trực diện và cứng nhắc của nó. Do sự kết nối tương quan với mặt trăng, thủy thuật trở nên mạnh hơn vào ban đêm và bất lực khi nguyệt thực xảy ra hoặc Nguyệt Thần chết.[12] Tuy vậy ngược lại với sự bất lực trong kỳ nguyệt thực, các thủy nhân đạt được sức mạnh to lớn trong thời gian cao điểm của kỳ trăng tròn.

Mặt Trăng là thủy nhân đầu tiên.[10] Khả năng dẫn xuất của thủy thuật là trị liệuhuyết thuật.[11][13] Phong cách chiến đấu của thủy thuật là Thái cực quyền. Thủy là nguyên tố của sự đổi thay và mùa đặc trưng của nó là mùa đông.

Thổ thuật[]

Bài chi tiết: Thổ thuật
Toph slides

Toph Beifong là một trong những thổ nhân mạnh nhất mọi thời đại.

Thổ thuật có nguồn gốc tại Thổ Quốc và nó đòi hỏi phải có sự kết nối đặc biệt với đất để có thể nắm được jing trung lập, lắng nghe mặc dù dường như không cần làm gì cả và chờ đợi thời điểm thích hợp để tấn công.[14] Giống như các thủy nhân, những thổ nhân đạt được lợi thế hay bất lợi trong trận chiến tùy thuộc vào lượng đất xung quanh họ mặc dù điều kiện không phải luôn khắc nghiệt. Bởi tính chất kiên cường và sự chú trọng vào jing trung lập của nguyên tố, các thổ nhân luôn đứng vững trên mặt đất của họ, đón nhận hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công cho đến khi họ hoàn toàn áp đảo đối thủ của mình.[15] Không giống như các môn ngự thuật khác, sức mạnh của thổ thuật nằm trong cả tấn công và phòng thủ. Thổ thuật đối lập trực tiếp với phong thuật cùng với những nguyên tắc liên quan bởi thiên hướng của phong thuật là sự né tránh và tính lưu động trong khi thổ thuật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ngoan cường và sức mạnh.[6]

Các thổ nhân đầu tiên là loài chuột chũi lửng.[8] Khả năng dẫn xuất của thổ thuật là giác quan địa chấn, kim thuậtnham thuật.[16] Phong cách chiến đấu của thổ thuật là Hồng gia quyền ngoại trừ Toph Beifong sử dụng phong cách riêng là Đường lang quyền của Nam Thiếu Lâm. Thổ là nguyên tố của thể chất và mùa đặc trưng của nó là mùa xuân.

Hỏa thuật[]

Bài chi tiết: Hỏa thuật
Zuko augmenting fire

Zuko là một hỏa sư quyền năng.

Hỏa thuật được sử dụng bởi những người dân của Hỏa Quốc và là môn ngự thuật có tính công kích nhất. Không giống như những ngự nhân khác phụ thuộc vào nguồn nguyên tố bên ngoài để thao tác, các hỏa nhân có thể tự tạo ra lửa bằng cách sử dụng nguồn nhiệt bên trong của họ ngoài việc kiểm soát ngọn lửa đã có sẵn. Là nguyên tố của sức mạnh, các hỏa nhân có khả năng duy trì nguồn năng lượng cố định và sự cân bằng trong trận chiến, tung ra luồng lửa trực diện và các đòn tấn công liên tiếp. Phong cách tương đối đơn giản và trực diện của hỏa thuật tương phản với phong cách phức tạp và uyển chuyển của thủy thuật. Do mối tương quan với mặt trời, hỏa thuật trở nên mạnh hơn vào ban ngày và đạt đến đỉnh điểm vào lúc ban trưa[10] nhưng hoàn toàn bất lực trong thời gian nhật thực.[17] Khi một sao chổi đi qua và tiến sát hành tinh, quyền năng của hỏa nhân được tăng lên đáng kinh ngạc. Trong một thời gian dài, những nguyên tắc của hỏa thuật được giảng dạy bằng sự thúc đẩy lòng thù hận, khác xa với nguồn gốc. Những hỏa nhân điêu luyện có thể bay bằng cách sử dụng sức tống phản lực mạnh mẽ từ ngọn lửa.[6] Một tính năng đáng chú ý của những hỏa nhân đặc biệt là khả năng tạo ra lửa xanh nóng hiệu quả hơn, Azula là hỏa nhân duy nhất được biết có khả năng thể hiện ngọn lửa đặc biệt quyền năng này.

Loài rồng là những hỏa nhân cội nguồn, chúng sau đó chỉ dạy cho các chiến binh Mặt Trời.[8] Khả năng dẫn xuất của hỏa thuật là phóng lôi, chuyển lôibộc thuật. Phong cách chiến đấu của hỏa thuật là võ công Bắc Thiếu Lâm. Hỏa là nguyên tố của sức mạnh và mùa đặc trưng của nó là mùa hè.

Năng thuật[]

Bài chi tiết: Năng thuật
Energybending

Thế thần Aang dùng năng thuật tước đi khả năng ngự hỏa khỏi Ozai.

Năng thuật là môn nghệ thuật chế ngự năng lượng bên trong cơ thể người. Nó đã tồn tại trong thời đại Raava cùng với bốn môn ngự thuật mặc dù bị xem là đã thất truyền. Đây là một kỹ năng rất nguy hiểm, nếu năng lượng của chính bản thân không tinh khiết và có thể bị chế ngự, thì người thực hành ngự năng sẽ bị hủy diệt.[3] Rất ít các Thế thần học được kỹ năng này và thậm chí số Thế thần dùng nó càng ít hơn.[18] Năng thuật cho phép người dùng có thể loại bỏ khả năng ngự thuật của người khác, chẳng hạn Thế thần Aang dùng nó để phế đi khả năng của Ozai[1]Yakone[19] hoặc khôi phục lại chúng sau khi bị chặn bởi huyết thuật thể hiện khi Aang sử dụng nó để khôi phục lại khả năng của Korra bị thương tổn do Amon gây ra cũng như Korra dùng nó để hồi phục khả năng ngự thổ của Lin Beifong.[20] Korra cũng sử dụng môn ngự thuật này để tạo ra thể xuất hồn của chính mình bên trong Cổ Thụ Thời Gian và chiến đấu với Thế thần Hắc ám.[21]

Sự truyền thừa[]

Wan being granted firebending

Rùa sư tử ban tặng khả năng hỏa thuật cho Wan.

Trong thời đại Raava, con người có thể thỉnh cầu một vị rùa sư tử ban cho họ quyền năng kiểm soát một nguyên tố. Với vai trò là những sinh vật bảo hộ nhân loại, những vị rùa sư tử ban tặng khả năng ngự thuật cho những ai có dự định du hành khắp Linh Hoang. Tuy nhiên khi trở về, họ phải hoàn trả lại khả năng này cho rùa sư tử. Sau khi Wan trở thành Thế thần bằng cách hợp thể với Raava và đóng các cổng linh thần tại BắcNam Cực, những vị rùa sư tử tuyên bố thời đại bảo vệ nhân loại của họ đã kết thúc và họ không còn phải ban cho loài người khả năng điều khiển nguyên tố nữa.[22][23]

Sau sự ra đi của loài rùa sư tử, việc đạt được khả năng ngự thuật trở nên phụ thuộc vào một lượng lớn các yếu tố phức tạp; mô hình truyền thừa chưa được hiểu một cách rõ ràng bởi nhiều người trong thế giới Avatar. Một yếu tố quan trọng được biết đến trong việc xác định sự thừa hưởng khả năng ngự thuật của một người là yếu tố di truyền trong gia đình. Nó có thể được xem là một gen lặn bởi vì một người có thể thừa hưởng khả năng ngay cả khi bố mẹ họ đều là những thường nhân như trong trường hợp của Katara và Toph. Tương tự vậy, có một hoặc cả hai cha mẹ ngự nhân không hề đảm bảo sự thừa hưởng khả năng ngự thuật ví dụ trong trường hợp Piandao hay Bumi con đầu lòng của Aang và Katara, họ đều sinh ra là thường nhân mặc dù có cha mẹ đều là ngự nhân. Những người có gia phả ngự thuật vĩ đại hơn được cho là có "tài năng" hơn hoặc thừa hưởng khả năng hơn hẳn so với những người có hệ di truyền yếu hơn. Tuy nhiên chỉ mình yếu tố di truyền không thể hoàn toàn xác định được tài năng thực tế của một ngự nhân. Trong khi một cá nhân thuộc một gia đình có lịch sử truyền thống về ngự thuật gần như có thể trở thành một ngự nhân tài giỏi trong ngự thuật thì một người với nền tảng di truyền ít ỏi có thể trở thành ngự nhân thành thạo thông qua cần cù mặc dù đòi hỏi phải có sự rèn luyện nỗ lực gian nan nhiều hơn đáng kể so với người có tiền sử di truyền tốt. Mặt khác, cũng có khả năng một người với hệ di truyền mạnh sống cả đời mà không bao giờ phát triển khả năng ngự thuật của mình bởi vì giáo dục tinh thần kém hoặc thiếu nhiệt tình hay lười biếng trong việc luyện tập. Bởi vì những yếu tố khác biệt này, bản chất của việc đạt được khả năng ngự thuật thường dao dộng và ngăn cản sự trỗi dậy của "tầng lớp xã hội ngự nhân thượng đẳng" trong thế giới Avatar.

Tinh thần cũng là một khía cạnh quan trọng trong sự truyền thừa ngự thuật. Chính vì lý do này mà tất cả người dân Phong Tộc - cộng đồng tâm linh nhất trong thế giới Avatar đều là phong nhân. Một điều đáng chú ý khác là quy mô dân số của quốc gia: ví dụ, Thổ Quốc là quốc gia đông dân nhất nhưng tỷ lệ ngự nhân bản địa so với tổng số dân là nhỏ nhất trong bốn quốc gia. Nhìn chung, người ta có thể xác định được mình là ngự nhân hay không trước khi đến tuổi dậy thì.[24]

Tham khảo[]

  1. 1,0 1,1 "Sozin's Comet, Phần 2: The Old Masters". Aaron Ehasz (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 19.
  2. AvatarSpirit.net staff (14 tháng 7 năm 2013). “ASN Interviews Korra Co Creators”. Avatarspiritmedia.net. Truy cập 12 tháng 8 năm 2013.
  3. 3,0 3,1 "Sozin's Comet, Phần 4: Avatar Aang". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 21.
  4. 4,0 4,1 "The Boy in the Iceberg". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 1.
  5. "The King of Omashu". John O'Bryan (biên kịch) & Anthony Lioi (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 18 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 5.
  6. 6,0 6,1 6,2 "Bitter Work". Aaron Ehasz (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 6, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 9.
  7. 7,0 7,1 "Welcome to Republic City". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). The Legend of Korra. Nickelodeon. 14 tháng 4, 2012. Quyển 1: Khí, Chương 1.
  8. 8,0 8,1 8,2 "The Firebending Masters". John O'Bryan (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 13.
  9. "Enter the Void". Michael Dante DiMartino (kịch bản) & Ian Graham (đạo diễn). 22 tháng 8, 2014. The Legend of Korra. Nick.com. Quyển 3: Dịch, Chương 12.
  10. 10,0 10,1 10,2 "The Siege of the North, Phần 1". Aaron Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 12, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 19.
  11. 11,0 11,1 "The Puppetmaster". Tim Hedrick (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 9 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 8.
  12. "The Siege of the North, Phần 2". Aaron Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 12, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 20.
  13. "The Deserter". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 10, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 16.
  14. "Return to Omashu". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 7 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 3.
  15. "The Blind Bandit". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 5 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 6.
  16. "The Guru". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 1 tháng 12, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 19.
  17. "The Library". John O'Bryan (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 7, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 10.
  18. Từ website chính thức cũ của Avatar: The Last Airbender, nguồn gốc trên Nick.com (liên kết). Không còn cập nhật nữa.
  19. "Out of the Past". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 9 tháng 6, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 9.
  20. "Endgame". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 23 tháng 6, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 12.
  21. "Light in the Dark". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Ian Graham (đạo diễn). 22 tháng 11, 2013. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 2: Thần Linh, Chương 14.
  22. "Beginnings, Phần 1". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Colin Heck (đạo diễn). 18 tháng 10, 2013. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 2: Thần Linh, Chương 7.
  23. "Beginnings, Phần 2". Tim Hedrick (biên kịch) & Ian Graham (đạo diễn). 18 tháng 10, 2013. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 2: Thần Linh, Chương 8.
  24. Robert Moscoe (6 tháng 4 năm 2007). “An Avatar Spring Break with Mike and Bryan”. Avatarspiritmedia.net.


Xem thêm[]

no:Temming

Advertisement