Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư
25px-Padlock-olive.png 25px-WaterTribeEmblem.png
Bài viết này tập trung vào địa điểm trong chương trình. Cho địa điểm ở trong phim, xem Phim:Nam Thủy Tộc.

Nam Thủy Tộc (Hán tự: 南方水族, Nam Phương Thủy Tộc) là phân địa phương nam của Thủy Tộc. Người dân tập trung trong một thành trì cảng lớn ở bờ biển Nam Cực, nhưng nhiều người cũng sống trong các khu định cư nhỏ trải khắp vùng cực.

Nam Thủy Tộc có dòng lịch sử đầy thăng trầm, bao gồm thời kì thịnh vượng và tự do cũng như suy yếu và diệt chủng. Trước cuộc Chiến tranh Trăm Năm, Nam Thủy Tộc không phải là một cường quốc như bộ tộc chị em của nó, nhưng vẫn phát triển và thịnh vượng. Nơi đây có một nền văn hóa và phong cách thủy thuật độc đáo, tập trung trong một thành trì nội địa lớn. Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Trăm Năm đã ập đến bộ tộc vào năm 40 SDC. Trong mục tiêu loại bỏ một mối hiểm họa tiềm năng đối với cuộc chiến tranh, Hỏa Quốc phát động một loạt các cuộc đột kích tàn bạo, tàn phá Nam Cực, sát hại hoặc bắt giữ tất cả các thủy nhân. Cuối cùng, Nam Thủy Tộc bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng, nền văn minh bộ tộc bị hủy hoại, thành trì chính phần lớn bị bỏ hoang, và phong cách thủy thuật độc đáo bị xóa sổ một cách triệt để.

Tuy nhiên, thời cuộc đã thay đổi khi hai cư dân thiếu niên trong bộ tộc phát hiện ra Thế thần Aang vào năm 99 SDC, và bắt đầu du hành thế giới cùng với cậu để chấm dứt chiến tranh và cứu lấy thế giới.

Sau sự kiện Vây hãm Bắc Thành, Bắc Thủy Tộc tổ chức một kế hoạch cứu trợ do Sư phụ Pakku dẫn đầu, mang theo một số lượng chiến binh, thủy nhân, và những trị liệu sư để hỗ trợ trong việc tái thiết phát triển bộ tộc phương Nam. Đến thời đại của Thế thần Korra ra đời vào năm 153 SDC, bộ tộc đã phát triển đáng kể, và bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề thế giới. Một đại diện đến từ Nam Thủy Tộc giữ một vị trí trong Hội đồng Liên Hiệp Cộng Hòa quản lý Cộng Hòa Thống Nhất.

Lịch sử[]

Những cuộc đột kích[]

Southern Water Tribe attacked

Đòn tấn công đầu tiên của Hỏa Quốc.

Thuở sơ khai, Thủy Tộc là một quốc gia duy nhất, đóng cư tại Bắc Cực. Tuy nhiên, sau một tình trạng bất ổn nội bộ, một nhóm lớn các chiến binh, thủy nhân và trị liệu sư tha phương đến Nam Cực để lập ra một bộ tộc mới. Bởi sự phân cách này, hai bộ tộc phát triển theo hướng khác nhau. Nam Thủy Tộc đã từng là một thành trì rộng lớn, mĩ lệ với hàng trăm nam nữ thủy nhân, không giống như thủy thuật với sự chiếm hữu nam quyền tại Bắc Thủy Tộc, nhưng sau đó đã bị tàn phá bởi các cuộc tấn công đột kích của Hỏa Quốc[1], bắt đầu khoảng những năm bốn mươi của cuộc Chiến tranh Trăm Năm. Những hỏa nhân ập đến và bắt đầu bắt giữ các thủy nhân từ bộ tộc phương nam càng nhiều mà chúng có thể. Mặc dù bị áp đảo về số lượng, các thủy nhân nam tộc vẫn kiên cường tham gia vào cuộc chiến và giành được những thắng lợi nhỏ, chẳng hạn như bẫy thành công một chiến thuyền Hỏa Quốc trong một khối băng vững chắc, do đó tạo ra di tích tàu đắm. Tuy nhiên, quyết tâm của họ vẫn không đủ để thay đổi tình thế. Hama là thủy nhân duy nhất còn trụ lại, và cuối cùng, cô chịu chung số phận với bao người khác, đã bị bắt giữ trong sự bất lực ngậm ngùi[2]. Sau khi tất cả các thủy nhân bị giết hoặc bị bắt giữ, thành trì hùng vĩ một thời của họ đã trở thành những túp lều tuyết hoang tàn, những bộ tộc tách ra thành từng nhóm nhỏ và rải rác khắp Nam Cực[1].

Liên lạc giữa hai bộ tộc đã bị cắt đứt, và Nam Thủy Tộc bị chia tách thành các nhóm nhỏ hơn nhiều và nằm rải rác khắp Nam Cực, người bản địa sống trong những lều da hải cẩu đơn sơ và những túp lều tuyết nhỏ.

Waterbenders wreck ship

Di tích tàu đắm.

Vào năm 94 SDC, Nam Thủy Tộc hứng chịu cuộc tấn công từ Quân đột kích Nam Phương, một lực lượng hải quân tinh nhuệ của Hỏa Quốc được giao nhiệm vụ tấn công Nam Cực khi được lệnh. Họ được tin rằng vẫn còn một thủy nhân còn sót lại tại Nam Thủy Tộc, và được chỉ định giết cô, mà không ai khác chính là cô bé tám tuổi Katara. Các chiến binh Thủy Tộc lãnh đạo bởi Tộc trưởng Hakoda đã dũng cảm chiến đấu chống lại những kẻ tấn công, nhưng đội trưởng của Quân đột kích, Yon Rha, đã tìm cách xâm nhập vào ngôi làng thành công. Ông bắt mẹ của Katara, Kya, và thẩm vấn bà, truy hỏi danh tính của thủy nhân nam phương cuối cùng. Ban đầu, Kya nói rằng không còn lại thủy nhân nào trong bộ tộc, bởi Hỏa Quốc đã bắt tất cả họ đi từ lâu. Yon Rha không bị thuyết phục, nói rằng một nguồn đáng tin cậy đã chỉ điểm rằng vẫn còn một thủy nhân tại Nam Thủy Tộc. Ông ta tiếp tục đe dọa rằng người của mình sẽ không lùi bước cho đến khi nào thủy nhân đó được tìm thấy. Kya sau đó cố tình bảo với Yon Rha bà chính là thủy nhân cuối cùng của Nam Thủy Tộc, nói dối để bảo vệ con gái bà và cả ngôi làng. Kya bảo bà đã sẵn sàng làm tù nhân của họ, nhưng Yon Rha trả lời ông được lệnh không bắt bất kỳ tù nhân nào nữa và nhẫn tâm sát hại bà[3].

Southern Water Tribe members

Những người dân còn lại của Nam Thủy Tộc vào năm 99 SDC.

Trong những năm cuối cùng của cuộc Chiến tranh Trăm Năm, Nam Thủy Tộc rơi vào tình trạng quẫn bách, đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Dân số còn lại đã suy giảm trầm trọng do những cuộc tấn công từ Hỏa Quốc và khả năng tự vệ mỏng manh, bởi tất cả những chiến binh của bộ tộc đã bỏ đi chiến đấu để hỗ trợ Thổ Quốc chống lại Hỏa Quốc. Với sự ra đi của Katara, thủy nhân cuối cùng và chiến binh Sokka, bộ tộc chỉ còn lại những cụ già, phụ nữ trung niên, những bà mẹ và trẻ nhỏ[4]. Sau cuộc Vây hãm Bắc Thành, một nhóm các thủy nhân và trị liệu sư từ Thủy Tộc phương Bắc đã được gửi đến bộ tộc phương Nam để giúp xây dựng lại bộ tộc chị em của họ[5].

Sau Chiến tranh Trăm Năm[]

Năm 153 SDC, Thế thần tiếp theo trong chu kỳ, Korra được sinh ra tại Nam Thủy Tộc. Lúc bấy giờ, bộ tộc đã phát triển hơn nhiều, cho thấy sự thành công của các tình nguyện viên Bắc Thủy Tộc đã đem lại sức sống mới cho bộ tộc chị em của họ. Thành trì cổ một lần nữa trở thành trung tâm chính, với một số ngôi làng nhỏ và các khu định cư được xây dựng gần đó, cơ sở hạ tầng cũng đã được cải thiện và quy mô hơn nhiều, những túp lều được thiết kế công phu đã được dựng lên, cũng như một khu phức hợp mới.

Trong thời thơ ấu của Korra, Hội Bạch Liên đã đến thăm bộ tộc phương Nam để điều tra sự xác nhận danh tính liên quan đến Thế thần tiếp theo. Cuộc tìm kiếm của họ cũng đã đến hồi kết khi phát hiện ra rằng Korra chính là "người được chọn". Katara, cựu Thế thần phu nhân của và cũng là một thành viên của bộ tộc, đã giúp vị Thế thần mới cách làm chủ thủy thuật, như bà đã từng làm một lần trước đây.

Nhiều năm sau, Tenzin và gia đình đã đến thăm Nam Thủy Tộc để báo tin rằng ông không thể đào tạo Korra bởi công việc bận rộn của mình tại Thành phố Cộng Hòa. Sau khi nán lại qua đêm, ông trở về nhà. Korra quyết định trốn khỏi làng ngay sau đó, với mong muốn học được phong thuật từ Tenzin[6].

Nam Thủy Tộc cũng đã đạt được một ghế trong Hội đồng Liên Hiệp Cộng Hòa, với vai trò đại sứ cư trú trong thành phố để giúp đỡ quản lý Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc[7].

Chính quyền[]

Thể chế chính quyền: Bộ tộc

Lãnh đạo quốc gia: Tộc trưởng

Mỗi ngôi làng tại Nam Thủy Tộc được dẫn đầu bởi một người lãnh đạo duy nhất hay trưởng làng, và chức vị này bị giới hạn cho các nam chiến binh. Hakoda lãnh đạo bộ tộc phương Nam, nơi mà gần đó Aang được phát hiện[8].

Nam Thủy Tộc là một xã hội nhỏ và ít phân tầng hơn nhiều, không giống bộ tộc phương Bắc.

Địa điểm[]

Ngôi làng (thành trì cũ)[]

Southern Water Tribe

Thành trì cũ.

Vào những năm cuối của cuộc chiến tranh, ngôi làng nằm gần sát bờ biển khu vực phía bắc, được bao quanh bởi một bức tường tuyết thấp gần tròn, nằm giữa vòng biên này là một tháp canh tuyết, được Sokka xây dựng, nhìn về hướng bắc và một lối vào không cửa ở phía nam. Bên trong là tám ngôi lều, sắp xếp thành nửa vòng tròn xung quanh một hố lửa trại cộng đồng. Một lều tuyết khổng lồ ôm sát bờ tường phía đông, trong khi một số ít các cấu trúc nhỏ hơn nhóm lại ở bờ tường phía bắc. Bên ngoài, bên phải của lối ra vào, là một lều tuyết nhỏ phục vụ là nhà xí của làng. Dân cư còn lại trong ngôi làng nằm ở mức khoảng hai mươi người, với mười phụ nữ lớn tuổi, mười trẻ nhỏ và một con chó địa cực làm thú nuôi[9].

Ngôi làng lớn hơn nhiều so với bấy giờ trong sáu mươi năm trước khi kết thúc chiến tranh, và bao gồm hàng chục ngôi lều và nhà tuyết bao quanh bởi một bức tường băng đồ sộ. Một ngôi lều tuyết lớn nằm ở trung tâm của làng, được thiết kế theo hình tròn. Tuy nhiên, ngôi làng thu nhỏ dần do các cuộc tấn công liên tục của Hỏa Quốc và sự ra đi của các chiến binh Thủy Tộc[2].

Bảy mươi năm sau khi kết thúc Chiến tranh Trăm Năm, Nam Thủy Tộc đã mở rộng đáng kể, cho thấy sự thành công của các tình nguyện viên Bắc Thủy Tộc đem lại sự phát triển cho bộ tộc chị em của mình trong thời đại của Thế thần Aang.

Di tích tàu đắm[]

Bài chi tiết: Tàu đắm

Phía tây của ngôi làng nằm cạnh một con tàu của Hải quân Hỏa Quốc, bị cắt xuyên bởi những cọc đóng khối nhô trên thềm băng. Mặc dù tàu đắm là một di tích lịch sử của cuộc tấn công đầu tiên của Hỏa Quốc, bẫy treo của nó vẫn còn hoạt động tốt. Aang vô tình kích hoạt một ngọn lửa pháo sáng mà dùng để phát tín hiệu cho Hỏa Quốc[9]. Sau đó được tiết lộ rằng chính Hama và các thủy nhân Nam phương là những người đã tạo nên chiến thắng nhỏ này, qua một cảnh hồi ức ngắn cho thấy họ nâng tàu lên với khối băng và làm nó mắc cạn[2]. Đây cũng chính là vị trí khi Aang và Katara khám phá ra nó[9].

Khu phức hợp[]

Bài chi tiết: Khu phức hợp Nam Thủy Tộc
Southern Water Tribe compound frontal

Khu phức hợp Nam Thủy Tộc.

Khu phức hợp Nam Thủy Tộc nằm sâu bên trong Nam Cực. Nó là một trại nhỏ cô lập đảm bảo an ninh bởi bức tường băng dày và cổng lớn. Hệ kín này bao gồm một vài tháp canh, các tòa nhà lớn để cư trú, một khu tập luyện với chướng ngại vật và một bãi rào kín được lót bằng cỏ khô dành cho động vật, chẳng hạn như Naga. Một nền băng lớn được nâng lên nằm ở trung tâm của khu trại, dùng cho việc đào tạo ngự thuật của Korra và thực hành tập chiến. Thành viên của Hội Bạch Liên đứng trên một tháp nhỏ bằng gỗ trông ra khu nền này, nơi họ theo dõi sự tiến bộ của Korra. Lính gác của Hội cũng phân bố tại các tháp canh để quản lý những cá nhân có nhu cầu xuất hoặc nhập trại[6].

Lãnh nguyên băng giá[]

Southern Water Tribe tundra

Lãnh nguyên băng giá tại Nam Cực.

Kiểu địa hình lãnh nguyên hay đồng rêu bao phủ hầu hết Nam Cực. Trái ngược với lãnh tại nguyên Bắc Cực với địa hình đồi núi, nơi đây bao gồm một đồng bằng băng tuyết, chỉ thỉnh thoảng mới bị chen ngang bởi các dãy núi. Địa hình hiểm trở này khiến cho không ai có thể sinh sống được tại đây. Bên trong lãnh nguyên là một hang động băng, trong đó có một tinh linh tối cư ngụ.

Phong tục[]

Tránh băng[]

Bài chi tiết: Tránh băng
Ice dodging

Một buổi tránh băng tại vùng nước ở Thổ Quốc.

Bộ tộc có một nghi lễ độc đáo được gọi là tránh băng. Đây là một nghi lễ đến tuổi phục vụ với vai trò là bước đầu tiên của một chàng trai trẻ trên con đường trở thành một chiến binh thực thụ. Nghi thức được mô tả là một bài kiểm tra của trí khôn, lòng dũng cảm và sự tin cậy.

Khi một cậu bé bước sang tuổi mười bốn, cha của cậu sẽ đưa cậu ta ra biển và thách thức cậu tự lái một con thuyền qua vùng nước gồm những tảng băng trôi. Người cha trông chừng, nhưng không hề can thiệp vào. Nếu và khi các cậu bé thành công, người cha sẽ đặt một dấu ân nghi lễ trên trán của cậu tượng trưng cho đức tính mà cậu đã thể hiện nổi bật nhất trong cuộc thử nghiệm. Dấu ấn của Sự khôn ngoan được trao cho những người thể hiện sự lãnh đạo và kiên quyết. Dấu ấn của Lòng dũng cảm được trao cho những hành động thể hiện sự dũng cảm. Cuối cùng, Dấu ấn của Lòng tin được trao cho những người chứng minh mình là đặc biệt điềm tĩnh và đáng tin cậy.

Nam Thủy Tộc sẵn sàng thích ứng tình huống với những nghi thức truyền thống như tránh băng khi hoàn cảnh cho phép. Bato khi nhận ra rằng Sokka chưa bao giờ trải qua nghi lễ này do sự bỏ đi của Hakoda, ông đưa Sokka, Katara, và Aang vào một chuyến thám hiểm tránh băng trên vùng nước đầy những tảng đá cứng tại Thổ Quốc. Khi họ thành công, ông tặng dấu ấn cho cả ba người và tuyên bố rằng họ là những thành viên danh dự của Thủy Tộc ngay cả Aang[10].

Trò chơi[]

Những đứa trẻ trong bộ tộc chơi một trò chơi gọi là trượt chim cánh cụt, bao gồm việc bắt một con cánh cụt rái cá và cưỡi lên lưng nó như là một chiếc xe trượt tuyết tạm thời. Cách thông thường để dụ những con cánh cụt rái cá là dùng một con cá làm mồi nhử để bắt chúng dễ dàng hơn[9].

Bình đẳng giới[]

Spear fishing

Bắt cá bằng giáo.

Trong khi Bắc Thủy Tộc là một nền văn hóa gia trưởng nam quyền đặc biệt nghiêm ngặt, thì vai trò về giới tính tại Nam Thủy Tộc ít cứng nhắc hơn. Katara sốc khi biết rằng bộ tộc phương Bắc cấm nữ giới học tập thủy thuật ngoài mục đích chữa bệnh, thấu hiểu rằng cha cô Hakoda nhận ra khả năng ngự thuật của cô từ rất sớm và không thể tìm ra một vị sư phụ chịu dạy cô[11]. Các thủy nhân Nam tộc tham gia tích cực trong trận chiến[2], và không bao giờ bị ràng buộc bởi hôn nhân sắp đặt, và thay vào đó là tự do kết hôn với bất cứ ai mà họ thấy phù hợp.

Tuy nhiên, bộ tộc phương Nam dường như không hoàn toàn cởi mở trong vai trò giới. Trong những tập đầu của loạt phim, cho đến cuộc gặp gỡ với các Chiến binh Kyoshi, Sokka thể hiện một thái độ phân biệt giới tính, tuyên bố nhiều lần rằng nam giới tốt hơn so với phụ nữ ở những công việc như săn bắn, câu cá, và chiến đấu theo lẽ tự nhiên[12]. Ngoài ra, trong thời thơ ấu đôi anh em Nam tộc, Katara chịu trách nhiệm về "công việc của nữ giới" như hộ sinh, giặt giũ và vá quần áo, bao gồm cả đồ của Sokka, ngược lại, Sokka được phép dành thời gian xây dựng công sự và huấn luyện những cậu bé bảo vệ ngôi làng chống lại Hỏa Quốc, mặc dù thực tế việc tập trận của anh không đủ để đối đầu với bất kỳ cuộc tấn công thực sự nào. Tuy nhiên, đáng chú ý, thậm chí ngay cả Sokka cảm thấy sốc và bối rối khi biết được tập tục phân biệt giới tính ở Bắc Thủy Tộc. Nhìn chung, Nam Thủy Tộc dường như có nền văn hóa đơn giản, ít phân cấp với suy nghĩ thoáng mở và linh hoạt hơn.

Cơ sở hạ tầng[]

Tenzin and Korra dining

Kiến trúc thời hậu chiến tại Nam Thủy Tộc trang trọng hơn những thiết kế trong phong cách cũ trước đó.

Trong làng của Sokka và Katara, hầu hết cư dân ngủ trong túp lều nhỏ làm bằng da hải cẩu[9]. Tuy nhiên, trong quá khứ, người dân Nam Thủy Tộc cư trú trong những ngôi lều tuyết lớn hơn[2].

Bên trong một căn nhà lều gỗ điển hình của Nam Thủy Tộc có đặt một số tấm da động vật trên sàn tre. Ở một đầu của ngôi nhà, một lều da hải cẩu được dựng lên, được sử dụng như một buồng ngủ. Những lễ vật trang trí như đầu thú, giáo, và da động vật thường được nhìn thấy trên các bức tường ngôi nhà[9].

Ở trung tâm của căn nhà là một hầm lửa hình vuông, bao quanh bởi một dòng gạch. Hầm lửa cung cấp nhiệt sưởi ấm cho các túp lều, và cũng được sử dụng để nấu nướng. Có những tấm thảm ngồi được đặt xung quanh cả bốn mặt của hầm lửa. Một chiếc nồi hầm được sử dụng để nấu ăn, treo lơ lửng từ trần nhà, nằm phía trên ngọn lửa[13] .

Chiến binh[]

Các chiến binh Nam Thủy Tộc sử dụng vũ khí bao gồm dùi cui, mã tấu, giáo xương được sử dụng trong giáo đánh cá, boomerang lưỡi dao, dao phay với răng cá voi ở phía bên cùn của lưỡi dao, và khiên chắn. Hình sơn chiến tranh màu đen và trắng trong một kiểu dáng gợi hình của một con sói theo truyền thống được vẽ lên mặt trước khi bước vào một trận chiến[4]. Trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc, tất cả các chiến binh đội mũ sắt hình sói đầu và mặc áo giáp[14].

Wolf armor

Chiến binh Nam Thủy Tộc.

Có vẻ như tất cả những người đàn ông trưởng thành trong bộ tộc đều là những chiến binh được huấn luyện thành thạo. Hai năm trước khi Thế thần Aang trở lại, tất cả những người đàn ông trong bộ tộc đã đi đến Thổ Quốc và tham gia chiến tranh. Hiện chưa rõ liệu những phụ nữ không khả năng ngự thủy có được phép đào tạo thành những chiến binh, tuy nhiên, rất ít phụ nữ bị bỏ lại phía sau, do đó sự thiếu hụt nữ giới trong quân ngũ có thể chỉ đơn giản là phản ánh sự suy giảm dân số tổng thể của bộ tộc như một kết quả của các cuộc tấn công của Hỏa Quốc. Tuy nhiên, dễ dàng thấy rõ phụ nữ là thủy nhân được xem là những chiến binh tại Nam Thủy Tộc trong khi phong tục của Bắc Thủy Tộc hạn chế nữ thủy nhân khỏi chiến đấu làm Katara hoàn toàn bất ngờ, và một đoạn hồi tưởng thể hiện Hama và những người nữ khác sử dụng khả năng thủy thuật của họ để bảo vệ bộ tộc chống lại các cuộc tấn công đầu tiên của Hỏa Quốc[2].

Tài nguyên thiên nhiên và ẩm thực[]

Sinh sống trong một môi trường địa cực gần những vùng biển, Thủy Tộc phụ thuộc vào biển như nguồn sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu cũng như vùng đồng rêu lạnh giá bổn địa. Mận biển là một món ăn được ưa thích. Mực và rong biển có thể được chế biến thành nhiều món, bao gồm súp, gia vị, thậm chí là bánh mì và bánh quy.

Da hải cẩu được sử dụng để dựng lều trong khi da gấu địa cực và lông của những động vật khác được sử dụng làm quần áo và những tấm thảm để phủ lên những bề mặt cằn cỗi. Một điều tự nhiên, thợ săn và ngư dân của Thủy Tộc là những người giỏi nhất trên thế giới trong lĩnh vực của họ.

Tại Thành phố Cộng Hòa, ẩm thực Nam Thủy Tộc thuần túy có thể được tìm thấy tại một nhà hàng nổi tiếng, Tiệm mì rong biển Narook[15].

Hệ động vật[]

  • Cánh cụt rái cá
  • Chó địa cực
  • Chó gấu địa cực
  • Chuột đồng trắng
  • Hải cẩu hổ

Nhân vật đáng chú ý[]

Tham khảo[]

  1. 1,0 1,1 Từ website chính thức cũ của Avatar: The Last Airbender, nguồn gốc trên Nick.com (liên kết). Không còn cập nhật nữa.
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 "The Puppetmaster". Tim Hedrick (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 9 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 8.
  3. "The Southern Raiders". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 16.
  4. 4,0 4,1 "The Avatar Returns". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 2.
  5. "The Siege of the North, Phần 2". Aaron Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 12, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 20.
  6. 6,0 6,1 "Welcome to Republic City". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). The Legend of Korra. Nickelodeon. 14 tháng 4, 2012. Quyển 1: Khí, Chương 1.
  7. Welcome to Republic City. Nickelodeon (6 tháng 4, 2012). Truy cập 7 tháng 4 năm 2012.
  8. The Lost Scrolls: Thủy, trang hai mươi bảy trong Bộ sư tập The Lost Scrolls.
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 9,4 9,5 "The Boy in the Iceberg". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 1.
  10. "Bato of the Water Tribe". Ian Wilcox (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 7 tháng 10, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 15.
  11. "The Waterbending Master". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 18 tháng 11, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 18.
  12. "The Warriors of Kyoshi". Nick Malis (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 4 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 4.
  13. Avatar: The Last Airbender — Nghệ thuật của Loạt phim hoạt hình, trang sáu mươi sáu.
  14. "The Day of Black Sun, Phần 1: The Invasion". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 10.
  15. “The Legend of Korra: Welcome to Republic City”. Nickelodeon (20 tháng 4, 2012). Truy cập 20 tháng 4 năm 2012.


Xem thêm[]

Advertisement