Thế thần toàn thư
Advertisement
Thế thần toàn thư
Southern Air Temple courtyard

Những đứa trẻ Khí Tộc trong sân chơi tại Nam Khí Tự.

Khí tự hay đền của khí nhân[1] là những công trình kiến trúc độc đáo, nơi sinh sống của những người dân du mục Khí Tộc trước cuộc Diệt chủng Khí Tộc. Các ngôi đền thường nằm trong vùng cô lập và khó tiếp cận, chẳng hạn trên đỉnh của dãy núi cao hay trên một hòn đảo xa xôi. Có năm ngôi đền được biết cho đến nay.

Nam Khí Tự

Bài chi tiết: Nam Khí Tự
Southern Air Temple outlook

Nam Khí Tự.

Nam Khí Tự nằm trên Dãy Dãy núi Patola, và là một trong hai ngôi đền dành riêng cho nam giới Khí Tộc trước cuộc Chiến tranh Trăm năm. Nơi đây đáng chú ý là nhà của Thế thần Aang. Nơi đây đặt một sân chơi của trò khí cầu và một thánh đường bên trong, nơi lưu giữ nhiều bức tượng Thế thần bên trong. Ngôi đền cũng có một bức tượng của Hòa thượng Gyatso, người cha bảo hộ của Aang. Ngôi đền cũng là ngôi nhà của một con vượn cáo có cánh được biết còn sống sót duy nhất, sau đó được đặt tên là Momo khi cậu trở thành người bạn đồng hành của Thế thần Aang[2].

Bắc Khí Tự

Bài chi tiết: Bắc Khí Tự
Northern Air Temple overview

Bắc Khí Tự trở thành nơi cư ngụ của những người tị nạn chiến tranh.

Bắc Khí Tự nằm trên đỉnh dãy núi chạy dọc theo bờ biển phía bắc của Thổ Quốc, và là một trong hai ngôi đền dành riêng cho nam giới Khí Tộc. Nhiều năm sau cuộc thảm sát, ngôi chùa hoang vắng này đã được lấy làm nơi cư trú bởi một nhóm người tị nạn của Thổ Quốc, dẫn dắt bởi một nhà phát minh nổi tiếng, sau khi thị trấn của họ đã bị lũ lụt phá hủy. Người thợ máy sửa sang ngôi đền để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn cho các cư dân mới. Ngôi đền đã từng lưu giữ những bức tượng và bức vẽ, tuy nhiên, chúng và nhiều phần khác của ngôi đền đã bị phá hủy bởi người thợ máy để nhường chỗ cho phát minh công nghệ mới của ông[3].

Đông Khí Tự

Bài chi tiết: Đông Khí Tự
Eastern Air Temple

Đông Khí Tự.

Đông Khí Tự nằm trên đỉnh của một dãy núi phía đông nam Thổ Quốc, và là một trong hai ngôi đền dành riêng cho nữ nhân Khí Tộc[4]. Nơi đây còn lưu giữ bức tượng vị Thế thần Khí Tộc trước Aang, Thế thần Yangchen. Sau cuộc tàn sát Khí Tộc, ngôi chùa trở thành nhà của Guru Pathik, và cũng là nơi mà Thế thần Aang được Pathik dạy cách mở khóa các chakra để làm chủ Trạng thái Thế thần[5]. Đáng chú ý các công trình kiến trúc nằm trên ba ngọn núi riêng biệt, được kết nối bởi những cây cầu, và là nơi mà tất cả các khí nhân trẻ tuổi sẽ chọn một con bò rừng trời cho mình mà sau này sẽ trở thành bạn đồng hành trong suốt cuộc đời của họ[4].

Tây Khí Tự

Bài chi tiết: Tây Khí Tự
Western Air Temple

Tây Khí Tự.

Tây Khí Tự nằm ở dãy núi phía bắc của Hỏa Quốc, và là một trong hai ngôi đền dành riêng cho các nữ nhân. Cũng giống như Đông Khí Tự, nơi đây cũng đặt bức tượng của Yangchen. Đây là ngôi chùa rất độc đáo không giống như ba ngôi đền khác, nó nằm bên dưới một vách núi thay vì trên đỉnh một ngọn núi. Công trình kiến trúc của những ngọn tháp được xây lộn ngược xuống, và vì lý do đó, ngôi đền ẩn khỏi tầm nhìn thông thường của các du khách qua đây. Ngôi đền cũng lưu giữ nhiều bức tranh về loài bò rừng trời, trong tình trạng tương đối tốt không giống như tại ngôi đền phương Bắc. Nổi tiếng là nơi sinh của Thế thần Yangchen quá cố[6], Thế thần Aang và bạn bè của cậu sau đó cư trú tạm thời ở đây trong các giai đoạn sau của cuộc chiến tranh[7].

đảo Khí Tự

Bài chi tiết: đảo Khí Tự
Air Temple Island overview

đảo Khí Tự.

đảo Khí Tự là ngôi khí tự gần đây nhất, được chính Thế thần Aang xây dựng[8], và là nơi sinh sống của Tenzin và gia đình của ông. Nằm ở ngoài khơi bờ biển của Thành phố Cộng Hòa gần cửa vào của Vịnh Yue, thủy triều và tính chất địa lý vùng ven biển của nó giữ nó tách biệt với những truy cập bình thường. Hòn đảo xây dựng một số kiến trúc, bao gồm một tòa tháp lớn và một tòa nhà nhỏ hơn gần đó, và đây cũng là nơi sinh sống của một số con bò rừng trời và một loài khác của vượn cáo có cánh, loài vượn cáo có cánh đuôi vòng[9].

Tam khoa

  • Tất cả năm ngôi khí tự đều bị thế lực ngoài tấn công ít nhất một lần trong một khoảng thời gian xác định. Bốn ngôi tự gốc bị Hỏa Quốc tàn phá và đảo Khí Tự bị Hội Bình Đẳng tấn công trong Trận Cộng Hòa Thành.
  • Một khoảng thời gian sau Cách mạng Chống ngự thuật, Korra viếng thăm bốn ngôi khí tự khác, sau thời gian dành cho đảo Khí Tự.
  • Quy định phân chia giới tính trong các ngôi đền không làm ảnh hưởng đến Thế thần[10][11].
  • đảo Khí Tự là ngôi đền nhỏ nhất trong các ngôi khí tự.

Tham khảo

  1. “Lưu trữ Nick.com”. Nickelodeon. Truy cập 2 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ từ trang gốc vào 27 tháng 4, 2006.
  2. "The Southern Air Temple". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 25 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 3.
  3. "The Northern Air Temple". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 4 tháng 11, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 17.
  4. 4,0 4,1 "Appa's Lost Days". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 13 tháng 10, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 16.
  5. "The Guru". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 1 tháng 12, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 19.
  6. Từ website chính thức cũ của Avatar: The Last Airbender, nguồn gốc trên Nick.com (liên kết). Không còn cập nhật nữa.
  7. "The Western Air Temple". Elizabeth Welch Ehasz, Tim Hedrick (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 12.
  8. “An aerial shot of Air Temple Island”. Korra Nation on Tumblr (23 tháng 2, 2012). Truy cập 23 tháng 2 năm 2012.
  9. Comic-Con San Diego 2011
  10. "The Storm". Aaron Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 3 tháng 6, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 12.
  11. Escape from the Spirit World: Truyện tranh Trực tuyến Thế thần Kuruk
Advertisement