Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư
25px-Padlock-olive.png 25px-CPrince_Headpiece_Good.png 25px-FireNationEmblem.png
Đây là bài viết về quốc gia trong chương trình hoạt hình. Cho địa điểm nằm trong phim, xem Phim:Hỏa Quốc.

Hỏa Quốc (Hán tự: 烈火國, Liệt Hỏa Quốc) là một trong tứ quốc của thế giới Avatar và một trong năm quốc gia có chủ quyền. Đây là một nhà nước có chế độ quân chủ tuyệt đối dưới sự cai trị toàn quyền bởi Hỏa vương, vị nguyên thủ tối cao. Về mặt địa lý, Hỏa Quốc là một quần đảo nằm trên đường xích đạo của hành tinh ở Tây bán cầu. Thủ đô của nó chỉ đơn giản được gọi là Thủ đô Hỏa Quốc. Hỏa Quốc là quê hương của hầu hết các hỏa nhân.

Hỏa Quốc là quốc gia lớn thứ hai về mặt dân số và diện tích, đứng sau Thổ Quốc, và là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, với ngành công nghiệp phát triển mạnh và sự triển khai công nghệ phong phú, không chỉ cho phép Hỏa Quốc tạo ra một đội quân vô cùng mạnh mẽ, mà còn đặt bước khởi đầu quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa thế giới. Trước khi thành lập Cộng Hòa Thống Nhất và cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu sau đó, Hỏa Quốc là quốc gia hùng mạnh nhất và tiên tiến nhất trên thế giới.

Bất chấp ranh giới cần bằng giữa tứ quốc, quân đội của Hỏa Quốc đã phát động một cuộc chiến tranh đế quốc kéo dài một thế kỷ với ba quốc gia khác từ năm 0 cho đến 100 SDC. Người cai trị Hỏa Quốc ngay sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Trăm Năm, Hỏa vương Zuko, đã tuyên bố sử dụng tài nguyên và nguồn lực quốc gia của mình để giúp xây dựng lại thế giới[2], bắt đầu Phong trào Khôi phục Hòa bình[3], và thậm chí cuối cùng dẫn đến việc thành lập nên Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc. Thủ đô Hỏa Quốc được bảo vệ bởi Đại Môn Quan Azulon[4], tuyến phòng thủ tuyệt vời được đặt theo tên ông nội của Zuko và Azula, Hỏa vương Azulon.

Bảy mươi năm sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Trăm Năm, Hỏa Quốc vẫn đóng một vai trò trong các vấn đề thế giới. Một đại diện từ Hỏa Quốc nắm giữ một vị trí trong Hội đồng Liên Hiệp Cộng Hòa giúp quản lý Thành phố Cộng Hòa và Cộng Hòa Quốc nói chung[5]. Họ cũng đóng một vai trò trong các vấn đề quân sự quốc tế, với Tướng quân Iroh dẫn đầu sư đoàn hạng nhất của Lực lượng Liên Hiệp, tổ chức hải quân phòng thủ của Thành phố Cộng Hòa.

Ngoại hình[]

Agni Kai audience

Quý tộc và quan chức Hỏa Quốc.

Những thành viên của Hỏa Quốc thường có mái tóc đen hoặc nâu, đôi mắt màu hổ phách, vàng, nâu hoặc xám, và nước da nhạt, mặc dù một vài trường hợp ngoại lệ như Ty Lee, Piandao, Shoji, On Ji, và Hide vẫn có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, về khuôn mặt, đôi mắt của họ thường nhỏ hơn và dài hơn về hình dạng và kích thước cùng với sống mũi cao hơn so với các thành viên thuộc các quốc gia khác. Có sự khác biệt lớn dễ nhận thấy về đặc điểm hình dạng gò má trong dân chúng. Tuy nhiên cũng có một số cá nhân với các trường hợp ngoại lệ.

Những bậc lão thành thường để râu và ria mép dày, tóc mai dài, trong khi những thanh niên trẻ tuổi thường mày râu nhẵn nhụi, và những người đàn ông trung niên thường để ria mép nhỏ và chòm râu dê. Phụ nữ thường để mái tóc ở phía sau, trong những dịp đặc biệt có thể được búi thành đống trên đỉnh đầu, hoặc gấp gọn bằng dải băng. Những phụ nữ tầng lớp quý tộc có xu hướng để móng tay dài, nhọn và làm móng cẩn thận, tương tự với những chiếc móng tay giả bằng vàng mà các vị hoàng hậu Trung Hoa thường đeo. Hầu như tất cả công dân thường để tóc búi, thường được giữ trong một mảnh mũ sắt được trang trí cho thấy địa vị xã hội của họ. Quý tộc và quan viên thường có xu hướng đội những chiếc mũ sắt hai mảnh lưỡi nhọn kiểu hình ngọn lửa trên đỉnh đầu; Zuko và Azula có ba mảnh, và Hỏa vương đội một chiếc mũ vàng với ngọn lửa năm mảnh. Một công dân bình thường có thể đội chiếc mũ một mảnh, được thể hiện bởi Sokka khi ngụy trang trong thời gian sống tại Hỏa Quốc.

Các thành viên trong quân đội mặc những đồng phục màu đỏ đen và nhiều loại áo giáp khác nhau. Màu sắc truyền thống mặc trong phạm vi quốc gia từ màu đỏ đậm đến nâu đậm, màu xám, và người da đen, với đôi màu trắng, hoặc màu hồng. Nhiều công dân mặc gai vai, số lượng chỉ định địa vị xã hội, thường dân bình thường mặc một, hai quý tộc mặc, và Hỏa vương mặc ba, mặc dù có những ngoại lệ đối với các quy tắc này. Màu sắc truyền thống bổn quốc thường trải dài trong phạm vi từ màu đỏ sẫm cho đến màu nâu đậm, màu xám, và màu đen, với thỉnh thoảng màu trắng, hoặc màu hồng. Nhiều công dân thường mặc trang phục có vai nhọn, số lượng chỉ định cho địa vị xã hội của họ, thường dân mặc đầu nhọn một bên, quý tộc mặc hai bên, và Hỏa vương mặc ba đầu nhọn, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ đối với các quy tắc này.

Quốc huy[]

Quốc huy Hỏa Quốc

Quốc huy của Hỏa Quốc là một hình ngọn lửa cách điệu chia thành một cây đinh ba với cả ba lưỡi ngọn lửa đều kết thúc với một đầu nhọn điểm. Biểu tượng này chủ yếu được nhìn thấy trên quốc kỳ, đồng phục, cờ hiệu của tàu chiến hải quân Hỏa Quốc, những mặt bên của những phương tiện, vũ khí chiến tranh, cũng như cột hiệu để đánh đấu lãnh thổ Hỏa Quốc. Có vẻ như Hoàng gia Hỏa Quốc hoặc một số thành viên cao cấp nhất định thường mang biểu tượng kèm trên búi tóc của họ. Công chúa Azula, Hỏa vương Sozin, Hỏa vương Azulon, Thế thần Roku, Hỏa vương Ozai, Hỏa vương Zuko, Hoàng tử Lu Ten và Hoàng túc Ursa là những người được nhìn thấy đeo biểu tượng này.

Quốc kỳ Hỏa Quốc là một biểu ngữ hình tam giác với phù hiệu ngọn lửa được cách điệu ở trung tâm. Sáu sọc mỏng kéo dài từ phía cạnh nghiêng.

Tiền tệ của Hỏa Quốc bao gồm vàng, bạc, đồng miếng với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau được các công dân Hỏa Quốc sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước, cũng mang biểu tượng quốc gia nằm ở chính giữa.

Dựa trên con dấu màu đỏ từ ngọc tỷ của Hỏa vương và tất cả mọi cáo trạng truy nã, Hỏa Quốc được viết trong tiếng Trung là 烈火國 (Liệt Hỏa Quốc), nghĩa là "quốc gia lửa mãnh liệt". Thật trùng hợp, từ "烈火" (liệt hỏa) là cách viết tiếng Trung của "Agni", vị thần lửa trong Ấn Độ giáo.

Địa lý[]

Fire Nation map

Bản đồ Hỏa Quốc bao gồm quần đảo chính và một chuỗi đảo nhỏ phía vòng ngoài.

Hỏa Quốc nằm trên một quần đảo núi lửa nhiệt đới, nhiều trong số chúng vẫn còn hoạt động, cung cấp cho bổn quốc một nguồn năng lượng vô hạn. Bởi khí hậu nóng ẩm, Hỏa Quốc là nhà của nhiều loài động vậtthực vật bản địa phong phú, mặc dù hòn đảo chính chủ yếu bao gồm những đồng cỏ gồ ghề ít động vật hoang dã. Rất ít những cuộc du hành đến Hỏa Quốc, và không có sự xâm chiếm nào diễn ra tại đây cho đến khi Đội Thế thần và một số lực lượng đồng minh của họ từ Thổ Quốc và Thủy Tộc tấn công đất liền trong Ngày Mặt Trời Đen và năm 100 SDC[4].

Dân cư của Hỏa Quốc chủ yếu tập trung ở những đô thị trung tâm, mặc dù các khu định cư, các làng, thị trấn nhỏ hơn rải rác khắp nơi. Thủ đô nằm trên hòn đảo lớn nhất, ​​bên trong miệng núi lửa của một ngọn núi lửa lớn[4]. Ngoài ra còn có nhiều nhà xưởng công nghiệp nơi sản xuất vũ khí, xe tăng và tàu chiến để hỗ trợ chiến tranh.

Tài nguyên thiên nhiên[]

Hỏa Quốc tuyển dụng những công nhân cơ khí và thợ rèn có tay nghề cao, sử dụng sắt và các kim loại khác để tạo ra pháo đài và tàu chiến của họ. Sử dụng nguồn nhiên liệu than đá được khai thác bởi các tù nhân nô lệ trong các hầm mỏ, Hỏa Quốc có thể cung cấp năng lượng hoạt động cho những lò luyện công nghiệp và những cổ máy chiến tranh khổng lồ. Nguyên nhân ban đầu của sự bành trướng là công nghiệp hóa phát triển mạnh và nhu cầu lớn về nguồn tài nguyên, một yếu tố chính của chủ nghĩa đế quốc.

Triều chính[]

War Room Palace

Điện rồng của Hỏa vương.

Thể chế chính quyền hiện tại: Quân chủ hòa bình

Nguyên thủ quốc gia: Hỏa vương

Chức trách tôn giáo: Thượng hiền triết, Đại hiền triếtHội đồng Hỏa hiền triết

Hỏa Quốc được cai trị một cách nghiêm khắc và gần như độc tài xuyên suốt thế hệ huyết thống các Hỏa vương cho đến khi Hỏa vương Zuko đăng quang. Thể chế chính quyền của Hỏa Quốc trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm là một chế độ chuyên chế toàn quyền được đặt ra để duy trì cuộc chiến tranh đế quốc kéo dài hàng thế kỷ xâm chiếm ba quốc gia khác trên thế giới, mục tiêu đặt ra là tạo nên một đế chế vĩ đại khắp hành tinh. Họ không những gây ra tội ác diệt chủng để thực hiện mục tiêu này, khi họ xóa sổ toàn bộ Phong Tộc, và đẩy Nam Thủy Tộc đến bờ vực tuyệt chủng. Ý nghĩ về một chế độ quân chủ tuyệt đối được củng cố thêm bởi tuyên bố của Azula rằng "quyền lực thực sự, quyền thiêng liêng để cai trị, là một thứ sở hữu bẩm sinh"[6].

Tuy nhiên, Hỏa Quốc không luôn luôn là một chế độ độc tài quân phiệt như đã thấy trong Chiến tranh Trăm Năm. Một thiên niên kỷ trước, vào những năm đầu thành lập, một hội đồng các nhà hiền triết lãnh đạo dân chúng Hỏa Quốc, họ cũng như những quốc gia khác, tập trung vào triết lý và tâm linh, tương đồng với con đường tôn giáo của Phong Tộc. Nhà hiền triết dẫn đầu được biết đến như là "Hỏa vương" bởi quyền năng hỏa thuật xuất chúng cũng như mối quan hệ tâm linh sâu sắc của bản thân với nguyên tố này. Qua nhiều năm, một nhà hiền triết dẫn đầu đã chọn con đường cắt đứt mối liên hệ với các nhà hiền triết còn lại và tìm cách trở nhành người thống trị tối cao duy nhất của Hỏa Quốc, trở thành Hỏa vương đầu tiên, bắt đầu dòng dõi thế hệ hoàng gia. Hội đồng hiền triết được một vị Đại hiền triết lãnh đạo, họ được quy định chủ yếu giải quyết và thực hiện những nghi thức tâm linh nhưng dù sao vẫn còn giữ lại một số quyền lực chính trị trong quốc gia, và sự căng thẳng giữa hai thái cực Hoàng gia và Hội đồng hiền triết ngày càng gia tăng qua mỗi thế hệ.

Fire Lord Zuko

Hỏa vương Zuko.

Sự tranh chấp này sau cùng đạt đến một trạng thái cân bằng trong thời gian Sozin lên ngôi và trị vì. Khi vẫn sống trong sự cai trị và luật lệ của Sozin, các nhà hiền triết vẫn trung thành với Thế thần Roku và canh giữ thánh đường tôn nghiêm của ông. Nhưng sau cái chết của Thế thần, các nhà hiền triết cho đến ba thế hệ sau, cuối cùng đã chịu khuất phục trước Hỏa vương và bị buộc phải trung thành và phục vụ ông, tư vấn cho ông về các vấn đề tâm linh[7].

Dưới thời gian trị vì của Hỏa vương Zuko, các vị Hỏa hiền triết hiện tại là những người cuối cùng trong số họ, trở nên lỗi thời sau một thời kỳ dài trong quá khứ khi những vấn đề tâm linh được xem trọng hơn những tham vọng quyền lực.

Sau thất bại của Hỏa vương Ozai trong trận chiến với Thế thần Aang, Hỏa vương Zuko lên cầm quyền và tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh dài một thế kỷ. Ông đã dành thời gian trị vị của mình cho việc xây dựng lại tứ quốc trong một kỷ nguyên mới của hòa bình[2], và ông được xem là một nhà cai trị nhân từ.

Công nghiệp[]

Để chạy đua và thích ứng theo kịp với cuộc chiến tranh đế quốc trường kì, Hỏa Quốc đã chú trọng rất nhiều vào công nghiệp. Nền kinh tế của bổn quốc phát triển mạnh thông qua các ngành đóng tàu, luyện kim, và sản xuất vũ khí như tên, giáo, khiên, kiếm, dao và đao. Bên cạnh một loạt các loại vũ khí thô sơ như trên, Hỏa Quốc đứng vị thứ hàng đầu trong nền công nghệ chiến tranh tiên tiến nhất. Khoa học và kiến thức toàn diện về quá trình đốt cháy cho phép họ phát triển một số sản phẩm của Kỷ nguyên Công nghiệp bao gồm nghề luyện kim cao cấp, xe tăng, chất nổ thô sơ như mìn thạch, máy bắn đá phức tạp, máy khoan công thành, và tàu chiến thép chạy bằng năng lượng than đá. Một số các sáng kiến ngoài cũng được tham khảo, từ việc uy hiếp một nhà phát minh Thổ Quốc, người thợ máy.

Giáo dục[]

Fire Nation school afar

Một trường học Hỏa Quốc.

Hỏa Quốc có một hệ thống giáo dục chính thức nhằm gây dựng và thấm nhuần lòng trung thành cho các học sinh trẻ tuổi của mình thông qua tuyên truyền chính trị, kỷ luật nghiêm khắc, và giảng dạy chủ nghĩa dân tộc. Học sinh trong một số trường học bắt đầu quá trình giáo dục ngay sau khi chúng biết sử dụng hỏa thuật lần đầu tiên, hoặc đối với thường nhân, ngay sau khi chúng bắt đầu biết đi. Những môn học bao gồm lịch sử, âm nhạc, nghi thức, chiến tranh, và hỏa thuật được dạy cho học sinh bởi nhiều giáo viên khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục chủ yếu hoạt động như một quá trình "hun đút tư tưởng", ảnh hưởng đến những thế hệ học sinh trẻ trong sự phát triển ý thức mạnh mẽ về quốc tịch của họ và lòng trung thành với Hỏa vương. Giáo viên luôn giữ phong thái trật tự cứng nhắc và không dạy cho học sinh những điệu nhảy hoặc bất cứ một sự tự thể hiện bản thân nào. Ngoài ra, sự phóng đại và tuyên truyền sai lệch cũng được sử dụng trong sách lịch sử, ví dụ như chi tiết Phong Tộc đã sử dụng lực lượng quân đội để chống lại Hỏa Quốc[8].

Văn hóa[]

Tập tin:Fire Temple.png

Hỏa Tự, nơi Thế thần Roku học tập.

Cách ăn mặc và những dấu hiệu nhận biết của Hỏa Quốc được mô hình hóa theo ngọn lửa một cách tự nhiên. Cũng giống như các quốc gia khác, Hỏa Quốc được dựa trên màu sắc nguyên tố bản địa của mình, và trong trường hợp này là màu đỏ. Phần lớn các công trình kiến trúc và nhà cửa được làm bằng đá. Chúng cũng có những mái ngói màu đỏ được tạo hình theo phong cách ngôi đình tự, được ưa chuộng khắp cả nước. Quốc huy Hỏa Quốc thường được đặt trên những tòa nhà quan trọng hoặc những lầu các đẹp để trang trí và bên trong thường có treo một bức chân dung của Hỏa vương được gìn giữ để lưu niệm, tại vị trí dễ nhìn thấy được.

Bài hát "Lời thệ Hỏa Quốc" là một yếu tố văn hóa đặc trưng và quan trọng, thể hiện qua việc giảng dạy cho trẻ em trong các trường học với phong thái trang nghiêm, và được cất lên trong vẻ trầm ngâm. Lời thệ được viết vào buổi đầu của cuộc chiến tranh, được Hỏa vương Sozin thông qua. Nó có tiêu đề "Hành Khúc Văn Minh"[9].

Nhiều tên gọi của công dân Hỏa Quốc sử dụng phụ âm mạnh và khắc nghiệt như chữ "Z", bao gồm Zuko, Ozai, Azula, Sozin, Zhao, Azulon, Kuzon,... Mặc dù khá thú vị, Piandao đã từng bảo Sokka rằng có "cả triệu người tên Lee ngoài kia" khi giúp đỡ anh trong việc lựa chọn một bí danh[10].

Phụ nữ Hỏa Quốc được hưởng quyền tự do hơn các quốc gia khác, và thậm chí đôi khi được khuyến khích tham gia vào quân cảnh vệ và lực lượng trong nước.

Quan niệm chung về thế giới[]

Aang and Zuko speech

Hỏa vương Zuko tuyên bố "một kỷ nguyên mới của hòa bình và yêu thương" trên tinh thần quan niệm ban đầu về thế giới của Hỏa Quốc.

Thế giới quan của Hỏa Quốc duy trì vào sự đoàn kết, tập trung và kỷ luật để đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng. Tuy nhiên, chúng không hạn chế sự tự do và sáng tạo, và các khía cạnh biểu hiện cá nhân rất quan trọng để phát triển xã hội và hòa bình[10].

Tuy nhiên, quan niệm ban đầu này đã bị chối bỏ trong Chiến tranh Trăm Năm để phù hợp với tham vọng bá chủ của các Hỏa vương. Ý tưởng về một trật tự thế giới hòa bình, hài hòa và hợp tác hữu nghị đã bị thay đổi thành một ý thức hệ chủ nghĩa đế quốc với mục tiêu thống trị toàn cầu và phấn đấu để đạt được nó. Trẻ em được dạy rằng Hỏa Quốc là nền văn minh vĩ đại nhất từng tồn tại, và rằng chiến tranh là một cách để thể hiện sự vĩ đại này, cùng với hệ tư tưởng rằng Hỏa vương và hoàng gia là những con người vĩ đại, những người đang cứu giúp thế giới.

Zhao's speech

Zhao đang tuyên bố một lời diễn văn, khẳng định ưu thế và quyền uy của Hỏa Quốc trong ý thức hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc.

Điều này đã tạo nên một sự tôn sùng cá nhân được gầy dựng xung quanh Hỏa vương, quân đội, và tầng lớp quý tộc, những người được coi là sứ giả mang lại vẻ đẹp và vinh quang của nền văn hóa Hỏa Quốc đến những vùng đất khác. Theo quan niệm này, Hoàng cung Hỏa Quốc là trung tâm của thế giới, và càng ở cách xa cung điện, địa vị xã hội của cư dân thay đổi theo chiều hướng giảm. Điều này dẫn đến phân biệt chủng tộc. Do đó, công dân Hỏa Quốc bản địa được tôn trọng hơn so với những người dân ở các thuộc địa, trong khi người dân của các quốc gia khác cũng như khả năng ngự thuật của họ được xem là mọi rợ và thấp kém[8][11].

Tuy nhiên, dưới sự cai trị của Hỏa vương Zuko, quan niệm ban đầu về thế giới đã được khôi phục và Hỏa Quốc bắt đầu lại một lần nữa hợp tác với các quốc gia khác trong việc đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trên thế giới. Kết quả quan trọng nhất của tình hữu nghị này là sự thành lập nên của Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc và thủ đô Thành phố Cộng Hòa.

Phong tục[]

Zuko and Zhao Agni Kai

Agni Kai, một trận đấu của các hỏa nhân để vinh danh cá nhân. Ban đầu là một trận đấu giao hữu, nhưng sau đó nó trở thành một nghi thức sinh tử.

Xã hội Hỏa Quốc đặt sự nhấn mạnh trên lòng tôn trọng và danh dự, đặc biệt là đối với tầng lớp quý tộc và các trưởng lão, khái niệm như Agni Kai nổi tiếng là một bắt nguồn từ những niềm tin này. Để được sự vinh danh trước mặt hiện diện của thành viên trong Hoàng gia, người đó cần phải phủ phục mình trong sự tôn trọng hoặc nguy cơ bị thách thức vào một trận Agni Kai để lấy lại danh dự khi bị Hoàng gia xem thường. Khi gặp người lớn tuổi hơn mình hoặc những bậc trưởng lão, cúi chào là một cử chỉ lịch sự. Không giống như những quốc gia khác, động tác này tương tự như lối chào truyền thống trong võ học Trung Hoa, nắm một tay thành quả đấm, rồi đặt tựa vào lòng bàn tay còn lại đang mở ra[8]. Lễ chào như vậy tượng trưng cho một người lớn hơn đang đứng với một người nhỏ hơn mình, cúi đầu chào. Ngoài ra khi nhận được một mệnh lệnh từ một người lớn tuổi hơn người ta thường không cúi đầu, và thay vào đó thể hiện lời chào bằng tay. Cúi chào là một cử chỉ cần thiết khi chào hỏi người khác, khi một điều gì tốt lành xảy ra, sau khi hoàn thành công việc, và tạm biệt.

Bình đẳng giới[]

Hỏa Quốc nổi tiếng với truyền thống lâu đời về bình đẳng giới. Hầu như không có bất kỳ ranh giới nghề nghiệp nào hạn chế đối với phụ nữ, họ toàn quyền được hưởng một nền giáo dục cao, và bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, phụ nữ cũng có thể trở thành thị trưởng và quan thẩm tra[3], qua đó chiếm phần trong vị trí dân sự được xếp hạng cao nhất trong hầu hết các quốc gia. Tương tự như vậy, một Thái nữ hay Nữ Hỏa vương không phải là hiếm, và các bản thiên cổ hùng ca lịch sử cũng nhắc đến những vị Công chúa Hỏa Quốc đáng kinh sợ với quyền lực[12]. Chỉ về mặt quân sự, quyền bình đẳng này bị hạn chế. Trong năm 100 SDC, một người phụ nữ bình thường, là hỏa nhân hay không, chỉ được phép phục vụ các lực lượng cảnh vệ quân đội trong nước. Tuy nhiên, quy tắc này cũng có trường hợp ngoại lệ của nó, phụ nữ có thể phục vụ trong hàng tiền đạo đặc biệt như các Cung thủ Yuyan, và bình thường hơn, thậm chí một Công chúa Hỏa Quốc có thể đóng vai trò tích cực trong việc chỉ huy quân đội trong thời chiến. Nhìn chung, một cá nhân sẽ được đánh giá về kỹ năng và bước thăng tiến trong Hỏa Quốc, chứ không phải là giới tính.

Hôn nhân[]

Wedding courtyard

Một sân tiệc đám cưới truyền thống.

Một khía cạnh rất quan trọng trong văn hóa Hỏa Quốc là hôn nhân. Ít nhất trong giới quý tộc, một đám cưới truyền thống là một sự kiện nổi tiếng rộng rãi. Buổi lễ này bao những bộ trang phục trịnh trọng, đặc biệt là những chiếc áo cưới màu đỏ-trắng đắt tiền được ưa chuộng bởi nhiều phụ nữ, sự trang trí bày bố công phu và quy mô lớn, ví dụ với những chiếc đèn lồng, và một bữa tiệc chiêu đãi khách. Đám cưới được chủ trì bởi một vị Hỏa hiền triết. Trong cùng thời đại, hôn nhân bắt nguồn từ tình yêu có vẻ phổ biến hơn hôn nhân sắp đặt, thậm chí ngay trong cả giới quý tộc. Chỉ có gia đình hoàng tộc được biết đến thực hiện những cuộc hôn nhân sắp đặt cho những mục đích chính trị.

Sự sùng bái cá nhân[]

Fire Fountain statue

Một bức tượng khổng lồ của Hỏa vương Ozai, một dấu hiệu điển hình của sự sùng bái cá nhân tại Hỏa Quốc.

Hỏa Quốc được biết đến với sự tôn sùng mạnh mẽ và thái quá về một cá nhân nào đó, đặc biệt là liên quan đến Hỏa vương. Điều này khá phổ biến để giữ hình ảnh của Hỏa vương có thể thấy rõ trong các trường học và các tòa nhà công cộng, trong khi pho tượng thường được dựng lên để vinh danh người cai trị tối cao. Điều này thường đi kèm với vinh quang sáng chói, mặc dù vậy các vị quốc vương vẫn được xem là con người - không giống như Thổ vương, người được cho là "một biểu tượng, một vị thần của dân chúng"[13].

Ẩm thực[]

Chế độ ăn uống của người dân bao gồm những món mì, thịt, cá, gạo, bắp cải, trà và vải hạt. Ẩm thực bổn quốc cũng nổi tiếng với hương vị cay cho các món ăn, như bánh gói nóng, kẹo gôm hỏa, khoai tây chiên giòn, và bánh nướng. Là một quốc đảo của đồi núi, đồng cỏ phổ biến hơn đất nông nghiệp, do đó hầu hết các món ăn Hỏa Quốc rất giàu thịt, trong khi có có rất ít những món rau củ chay. Trà nhìn chung rất phổ biến, thậm chí có cả một Ngày Thưởng Thức Trà Toàn Quốc. Trà là thức uống phổ biến nhất tại Hỏa Quốc, và thường có pha thêm phụ gia.

Sân khấu[]

Tập tin:Love Amongst the Dragons final scene.png

Hồi cuối của Tình yêu giữa những con rồng, một vở kịch nổi tiếng của Hỏa Quốc.

Nghệ thuật sân khấu Hỏa Quốc đã có lịch sử lâu đời và rất phổ biến trong nước, cả tầng lớp công dân thượng đẳng và những người nông dân thường xuyên đi xem những vở kịch trong thời gian nghỉ. Một trong những vở tuồng nổi tiếng và phổ biến nhất là Tình yêu giữa những con rồng, trình diễn hàng năm tại nhiều nơi trong Hỏa Quốc, từ khu nghỉ mát cao cấp như Đảo Than Hồng cho đến những ngôi làng nghèo túng như Hira'a. Trở thành một diễn viên ca kịch là một nghề được tôn trọng, mặc dù một số đoàn nghệ thuật không được đánh giá cao do khả năng diễn xuất tệ. Bản thân đây là loại hình nghệ thuật tự do và tuyệt vời, nhưng nhà hát được sử dụng để phục vụ công tác tuyên truyền của Hỏa Quốc trong Chiến tranh Trăm Năm, ví dụ, vở kịch Cậu bé trong núi băng do một nhà soạn kịch nổi tiếng người Thổ Quốc viết ra, và hồi kết thể hiện chiến thắng huy hoàng của Hỏa Quốc và cái chết của Aang.

Lễ hội văn hóa[]

Puppet show

Một nhóm trẻ con đang thưởng thức một chương trình múa rối bạo lực tại lễ hội Ngày Hỏa. Lưu ý các mặt nạ truyền thống đeo bởi những người qua đường.

"lễ hội Ngày Hỏa", hay chỉ được gọi đơn giản là "hỏa hội"[14], là một sự kiện quốc gia đem văn hóa Hỏa Quốc đến các công dân buộc phải sống xa quê hương. Lễ hội này dạo khắp các thuộc địa của Hỏa Quốc chiếm đóng tại Thổ Quốc, dừng chân trong một vài tuần vào một thời điểm tại mỗi địa điểm. Rất nhiều dân chúng Hỏa Quốc tham dự lễ hội, từ những binh sĩ đang nghỉ phép, cho đến dân thường sống trong vùng lãnh thổ chiếm đóng[15]. Những người tham gia lễ hỗi đeo một chiếc mặt nạ gỗ chạm khắc bằng tay cách điệu tương tự như mặt nạ nhà hát Kabuki, và những người bán hàng rong trưng bày nhiều loại nữ trang rẻ và đồ ăn nhẹ địa phương. Những điểm tham quan của lễ hội bao gồm múa rối, pháo hoa, những màn hỏa thuật tung hứng và ảo thuật, và được thể hiện bởi một nhóm ngự nhân hoặc một cá nhân. Được minh họa trong lễ hội văn hóa, Hỏa Quốc sử dụng tuyên truyền để truyền bá ý thức về chủ nghĩa dân tộc và lòng trung thành với Hỏa vương, sùng bái cá nhân, với mọi công dân của mình từ độ tuổi nhỏ nhất có thể, một điểm thu hút nổi tiếng là nhân vật Ozai là một anh hùng trong màn múa rối bạo lực dành cho trẻ em[16].

Trong những tháng cuối hạ khoảng vào tháng tám, nhiều "Lễ hội huệ lửa" mọc lên khắp Hỏa Quốc để đón mừng mùa nở của loài hoa xinh đẹp này, nổi tiếng là một biểu tượng của niềm đam mê cháy bỏng, và kéo dài suốt mùa nở hoa ngắn của chúng[17].

Mùa[]

Mỗi trong bốn quốc gia chịu ảnh hưởng bởi một mùa đặc trưng. Mùa đặc trưng của Hỏa Quốc là mùa hạ. Một hiệu ứng chi phối, các hỏa nhân được sinh ra nhiều hơn vào mùa hạ hơn bất cứ mùa nào khác và hỏa thuật đạt đến đỉnh cao trong mùa hạ do nhiệt độ tăng cao.

Quân đội[]

Bài chi tiết: Quân đội Hỏa Quốc
Warlords

Phòng nghị sự của Hỏa vương.

Quân đội Hỏa Quốc là lực lượng quân đội hùng mạnh nhất trong tứ quốc. Sử dụng một sao chổi rực lửa làm tăng cường rất nhiều sức mạnh của mình, họ đã thành công trong việc xóa sổ toàn bộ Phong Tộc trong khi khởi đầu cuộc chiến tranh. Mặc dù Hỏa Quốc chiến đấu trên hai mặt trận chống lại Thủy Tộc và Thổ Quốc, họ vẫn duy trì được thế thượng phong. Bởi cuộc chiến tranh kéo dài, dễ thấy rõ ràng rằng Hỏa Quốc cuối cùng sẽ giành được chiến thắng nếu Thế thần không can thiệp. Thủy Tộc không có lực lượng quân sự đủ mạnh để trực tiếp thách thức Hỏa Quốc, và nhiều pháo đài quân sự hùng vĩ cuối cùng của Thổ Quốc đã rơi vào tay của Hỏa Quốc[6].

Lục quân[]

Fire Nation Army

Binh lính Hỏa Quốc.

Lục quân Hỏa Quốc bao gồm cả lính bộ bình thường, những người thường sử dụng vũ khí như giáo, kiếm và khiên, và các hỏa nhân. Kỵ binh của họ cưới trên tê giác komodo. Hỏa Quốc cũng có nhiều đơn vị tăng thiết giáp. Chúng là những cổ máy bọc thép hạng nặng và được trang bị các cổng lửa cho phép các những hành đoàn bên trong bắn ra những quả lửa từ hỏa thuật, và những móc neo khổng lồ[18].

Hành vi xếp những tù nhân chiến tranh thành một hàng thẳng để cung cấp thức ăn gia súc là một chiến thuật được sử dụng bởi Lục quân Hỏa Quốc trong Chiến tranh Trăm Năm[19]. Một trong những tướng quân đề nghị hy sinh một bộ phận quân lính như một con tốt thí mạng để gây cho quân địch sự mất tập trung[20].

Cung thủ Yuyan[]

Bài chi tiết: Cung thủ Yuyan

Cung thủ Yuyan là một nhóm xạ thủ cao tay dưới quyền của Đại tá Shinu, mà theo Zhao, có khả năng "ghim chặt một con ruồi vào một thân cây cách xa một trăm mã mà không cần giết chết nó". Họ điêu luyện đến mức đã thành công trong việc áp đảo và bắt được Thế thần, mặc dù sau đó cậu đã trốn thoát khỏi nhà giam[11].

Hải quân[]

Fire Navy

Đoàn chiến hạm khổng lồ của Đô đốc Zhao tấn công vào Bắc Thủy Tộc chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ lực lượng hải quân.

Hải quân Hỏa Quốc, còn được gọi là Hỏa Hải quân, bao gồm một số đội chiếm hạm với tàu tuần dương bọc thép chạy bằng động cơ than đá là đơn vị cơ bản. Dưới sự chỉ huy của Đô đốc, những đội hạm này hoạt động khá độc lập, và mặc dù chức vị của tổng chỉ huy vẫn tồn tại, ông chỉ kiểm soát hạm đội lớn nhất và không ra lệnh cho những đô đốc khác[14]. Ngoài các đặc tính cứng cáp của chúng, Hỏa Quốc sử dụng ngành luyện kim cao cấp của mình để loại bỏ tạp chất từ ​​kim loại để đảm bảo rằng những kẻ địch thổ nhân không thể làm hỏng tàu với quyền năng của họ. Bên cạnh những con tàu tuần dương, hải quân sử dụng nhiều hoạt động khác với mục đích khác nhau, từ việc chuyên chở và đổ bộ để thực hiện những cuộc oanh tạc với máy bắn đá và tạo ra những hàng rào phong tỏa. Hải quân cũng rất có tổ chức và phân tầng, với một hệ thống phân cấp chức vụ rõ ràng và bộ máy quan chế hiệu quả. Mặc dù hải quân có sức mạnh khổng lồ với tuyển dụng hàng ngàn binh lính, thủy thủ và kỹ sư, đây là bộ phân duy nhất được biết đến của quân đội được biết đến có sử dụng những lính đánh thuê, nếu một mệnh lệnh đột ngột nào đó làm cho đội tàu bất khả kháng không thể thực hiện, nó sẽ được giao cho các thành viên hải đoàn có kinh nghiệm[15].

Trong Chiến tranh Trăm Năm, những thổ nhân tù nhân bị buộc phải lao động trên các bến tàu giữa đại dương. Biết rằng không thể điều khiển kim loại trên các giàn khoan, nhiều thổ nhân đã đánh mất ý chí kháng cự của họ[21].

Hải quân Hỏa Quốc là lực lượng lớn nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới, có khả năng điều động hơn một trăm chiến thuyền cho những mục đích lớn, ví dụ điển hình như Cuộc vây hãm Bắc Thành do Đô đốc Zhao chỉ huy tiến đánh Bắc Thủy Tộc với hàng trăm tàu chiến[22].

Quân đột kích Nam Phương[]

Bài chi tiết: Quân đột kích Nam Phương
Southern Raiders attacking

Quân đột kích Nam Phương tấn công trong những cuộc Đột kích Nam Thủy Tộc.

Quân đột kích Nam Phương bao gồm một lực lượng hạm đội và binh sĩ tinh nhuệ có nhiệm vụ phát động nhiều cuộc tấn công vào Nam Thủy Tộc và Nam Thổ Quốc. Phù hiệu của họ là một con quạ biển và đồng phục của họ có hơi khác với áo giáp của binh lính Hỏa Quốc thông thường, chủ yếu là màu đen và bao gồm chiếc mũ giáp trang trí với hình giống chim. Tàu chiến chính của họ khá tiên tiến, với một tháp khoang lái lớn không thông thường. Mục tiêu của Quân đột kích Nam Phương là trừ khử tất cả các thủy nhân của Nam Thủy Tộc, cũng như cướp bóc vật tư cho Hỏa Quốc và tàn phá vùng bờ biển phía Nam[23].

Không quân[]

Fire Nation airships

Không quân Hỏa Quốc.

Hỏa Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thành lập một lực lượng quân đội không quân, trước Thổ Quốc và Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc. Lực lượng không quân bao gồm khí cầu khí nóngphi thuyền. Khí cầu khí nóng được thiết kế bởi người thợ máy, một nhà phát minh Thổ Quốc bị Hỏa Quốc uy hiếp phục vụ chế tạo vũ khí và công nghệ chiến tranh. Họ có được nó sau khi thua trong Trận Bắc Phong Tự chống lại nhà phát minh và Đội Thế thần[18]. Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng chiến tranh Qin, Hỏa Quốc sau đó nhiều khí cầu chiến tranh hơn được thúc đẩy bởi những hỏa nhân. Trong Ngày Mặt Trời Đen, có thể nhìn thấy Hỏa Quốc cũng đã cho xây dựng nhiều khí cầu khổng lồ[24]. Những phi thuyền sử dụng nhiều bộ cánh quạt ở hai bên thân để làm động cơ đẩy. Trang bị với những quả bom mà họ thả từ mặt bên dưới, những khẩu pháo thô sơ, và hàng trăm thuyền viên hỏa nhân đứng trên nhiều tầng bục nhỏ có thể khai hỏa vào kẻ thù, những phi thuyền là tàu chiến khổng lồ trên không. Vào thời điểm Sao chổi Sozin đến, Phụng quân Ozai đã lên kế hoạch dẫn đầu một hạm đội phi thuyền lớn đến thiêu rụi Thổ Quốc thành đống tro tàn, tuy nhiên, hầu hết các phi thuyền đã bị phá hủy trong một trận chiến với Đội Thế thần[25].

Máy khoan[]

Bài chi tiết: Mũi khoan Hỏa Quốc
Fire Nation drill

Mũi khoan Hỏa Quốc.

Động cơ công thành này là một máy khoan lớn, được thiết kế để chọc thủng Ngoại Thành Ba Sing Se[26]. Máy khoan ban đầu được mô hình hoá bởi người thợ máy và mất hơn hai năm để xây dựng. To lớn như một ngôi làng, nó có sức chứa toàn bộ một lữ đoàn các kỹ sư Hỏa Quốc, những người cần thiết để bảo trì và làm sạch đường ống. Máy khoan bao gồm hai bộ phận chuyển động được kết nối bởi một loạt các cột trụ chống thép. Nó hoạt động bằng cách phá hủy những khối đá từ công trình và nghiền chúng ra, trộn chúng vào nước và thải ra phía sau. Máy khoan đã thành công trong việc chạm đến bức tường thành, nhưng bị chặn lại khi Aang và Katara cùng hợp tác để làm suy yếu lớp ngoài của niềng thép. Aang sau đó tung ra một đòn quyết định cuối cùng từ bên ngoài máy khoan, làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ từ trong ra ngoài.

Máy khoan này đồng hành với một đội xe tăng tương tự như xe tăng lãnh nguyên, nhưng thay vào đó chỉ được trang bị với bánh xe và máy bắn, nhưng chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi Đội Thổ Vệ Ba Sing Se[26].

Địa điểm nổi tiếng[]

  • Chợ tạp hóa Hỏa Quốc
  • Đảo Kirachu
  • Đảo Roku
  • Đảo Hing Wa
  • Đảo Trăng Liềm
  • Đảo Than Hồng
  • Đại Môn Quan Azulon
  • Hang biển
  • Hắc Bích
  • Hira'a
  • Jang Hui
  • Làng của Hama
  • Làng của Yon Rha
  • Nhà tù Đá Sôi
  • Quảng trường Hoàng gia
  • Shu Jing
  • Thành phố Hỏa Đài
  • Thành phố Thủ đô

Nhân vật quan trọng[]

Tam khoa[]

  • Địa hình của Hỏa Quốc dựa trên của Ai-xơ-len[27].
  • Hình dạng tổng thể của Hỏa Quốc giống như một ngọn lửa cháy sang một bên.
    • Ngoài ra, hòn đảo lớn phía tây tạo thành một thế hình đầu lâu.
  • Theo Sư phụ Piandao và những người khác[10], tên "Lee" là rất phổ biến tại Hỏa Quốc. Thật vậy, một số nhân vật được biết đến từ Hỏa Quốc được đặt tên tương tự như: Thuyền trưởng Li của Hải quân, Cựu cố vấn Li của Công chúa Azula, nghệ nhân xiếc và sau là Chiến binh Kyoshi Ty LeeQin Lee - một thành viên Hỏa vệ Hoàng gia.

Tham khảo[]

  1. "Bitter Work". Aaron Ehasz (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 6, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 9.
  2. 2,0 2,1 "Sozin's Comet, Phần 4: Avatar Aang". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 21.
  3. 3,0 3,1
  4. 4,0 4,1 4,2 "The Day of Black Sun, Phần 1: The Invasion". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 10.
  5. Welcome to Republic City. Nickelodeon (6 tháng 4, 2012). Truy cập 7 tháng 4 năm 2012.
  6. 6,0 6,1 "The Crossroads of Destiny". Aaron Ehasz (biên kịch) & Michael Dante DiMartino (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 1 tháng 12, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 20.
  7. "Winter Solstice Phần 2: Avatar Roku". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 4, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 8.
  8. 8,0 8,1 8,2 "The Headband". John O'Bryan (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 28 tháng 9, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 2.
  9. Phụ trương Avatar cho "The Headband" trên Nicktoons Network.
  10. 10,0 10,1 10,2 "Sokka's Master". Tim Hedrick (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 12 tháng 10, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 4.
  11. 11,0 11,1 "The Blue Spirit". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 6, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 13.
  12. "The Spirit of Competition". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 5 tháng 5, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 5.
  13. "City of Walls and Secrets". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 22 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 14.
  14. 14,0 14,1 The Lost Scrolls: Hỏa, trang 154 trong Bộ sưu tập The Lost Scrolls. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “LS” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  15. 15,0 15,1 Từ website chính thức cũ của Avatar: The Last Airbender, nguồn gốc trên Nick.com (liên kết). Không còn cập nhật nữa.
  16. "The Deserter". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 10, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 16.
  17. "The Puppetmaster". Tim Hedrick (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 9 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 8.
  18. 18,0 18,1 "The Northern Air Temple". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 4 tháng 11, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 17.
  19. "Zuko Alone". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 12 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 7.
  20. "The Storm". Aaron Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 3 tháng 6, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 12.
  21. "Imprisoned". Matthew Hubbard (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 25 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 6.
  22. "The Siege of the North, Phần 2". Aaron Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 12, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 20.
  23. "The Southern Raiders". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 16.
  24. "The Day of Black Sun, Phần 2: The Eclipse". Aaron Ehasz (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 11.
  25. "Sozin's Comet, Phần 3: Into the Inferno". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 20.
  26. 26,0 26,1 "The Drill". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 13.
  27. Avatar: The Last Airbender — Nghệ thuật của Loạt phim hoạt hình

no:Ildnasjonen

Advertisement