Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư
25px-Padlock-olive.png

Công nghệ kỹ thuật trong thế giới Avatar rất đa dạng từ quốc gia này đến quốc gia khác. Trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp, Hỏa Quốc trở thành nước tiên tiến vượt xa hơn so với ba quốc gia còn lại. Mặc dù Thổ Quốc đang trong thời kì tiền công nghiệp, nhưng vẫn gần theo kịp tiềm lực của Hỏa Quốc hơn là Phong TộcThủy Tộc cùng với sự thanh bình và không tham vọng mà họ vốn có. Hai quốc gia phía sau chỉ sử dụng công nghệ sơ khai hoặc thủ công kết hợp với phong thuật hoặc thủy thuật tương ứng để đạt được những gì họ cần trong cuộc sống và chấm hết.

Thêm vào đó, công nghệ tiên tiến nói chung khác nhau cơ bản dựa trên yếu tố ngự thuật. Một số ví dụ bao gồm như tàu hỏa thổ cơ, hoặc sự phóng sét đóng vai trò là một nguồn năng lượng cho các nhà máy điện, được sử dụng rộng rãi ở Cộng Hòa Thống Nhất.

Lịch sử[]

Trong thời đại của Thế thần AangKorra, một sự tiến bộ vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật đã diễn ra. Trong chỉ hai trăm năm, xã hội trải qua sự thay đổi lớn lao chưa từng có, những cải tiến đáng kể đã được thực hiện cho mục đích thông tin liên lạc, giao thông vận tải, sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, và công nghệ chiến tranh. Quá trình này là kết quả trực tiếp của cuộc Chiến tranh Trăm Năm và cuộc Cách mạng Chống ngự thuật, cả hai đều yêu cầu các bên tham gia chế tạo các công nghệ mới để ngăn cản đối thủ của họ cũng như các làm giảm mất mát và thương vong.

Truyền thông giao tiếp[]

Radio

Một chiếc radio.

Trước cuộc Chiến tranh Trăm Năm, hình thức chính của thông tin liên lạc đường dài là dùng chim đưa thư khứ hồi từ điểm xuất phát và điểm nhận thư. Nhiều người có chim đưa thư riêng có thể gửi tin đến các địa điểm xa xôi với một tốc độ tương đối nhanh. Tuy nhiên, hình thức truyền thông cổ điển này không hề đơn giản, vì những con chim không phải lúc nào cũng đến được đích mong muốn.

Sau Chiến tranh Trăm Năm, những tiến bộ trong công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của điện báo, một cuộc cách mạng truyền thông đường dài. Người dân sống cách xa hàng dặm từ đài truyền thông có thể nhận được tin nhắn ngay lập tức và tham gia vào một cuộc đàm thoại. Radio bắt đầu được sử dụng bởi các đài truyền thông tin tức, bình luận thể thao, và Lực lượng Cảnh sát Thành phố Cộng Hòa. Vì hầu hết nhiều người đã sở hữu một chiếc radio cá nhân, loại hình giao tiếp này đã làm việc truyền thông tin từ các nhóm nhỏ đến một số lượng lớn người dân trong khu vực trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh điện báo, những phát minh tiên tiến khác đã được tạo ra trong truyền thông và giao tiếp, chẳng hạn như micro và loa. Các bộ khuếch đại âm thanh tân tiến này thường được sử dụng trong các sự kiện công cộng và các cuộc biểu tình, nơi cần thiết cho tất cả mọi người hay khán thính giả có thể nghe thấy những lời của các bình luận viên một cách rõ ràng. Một sự đổi mới đáng kể là máy hát quay đĩa, nó phát lại âm thanh đã được ghi âm trước đó. Điện thoại cũng được phát triển, làm cho thông tin liên lạc đường dài trở nên tiện lợi hơn.

Giao thông vận tải[]

Trước sự ra đời của động cơ hơi nước và những cỗ máy điện, giao thông trong thế giới Avatar rất là khó khăn và gian khổ. Thổ vương Yi Ming từng bảo rằng ông mất đến hai ngày chỉ để đi bộ từ một đầu này của Ba Sing Se đến đầu bên kia. Vào thời điểm đó, hình thức chính của việc đi lại đường dài tại Thổ Quốc là cưỡi trên động vật. Sự thay đổi loài động vật sử dụng cho việc đi lại tùy thuộc vào vị trí. Những quý tộc thượng lưu đi lại đường dài bằng các toa xe súc vật kéo. Tàu thuyền trong thời kỳ này cũng rất đơn sơ, bị giới hạn trong các phương tiện như thuyền một buồm, bè, sà lan, ca nô, xuồng, và phà. Những du dân Phong Tộc đi lại bằng bò rừng trời và họ bay xung quanh với khoảng cách gần bằng những chiếc tàu lượn của họ.

Vấn đề đáng chú ý nhất với công nghệ giao thông tiền công nghiệp là chúng thường trở nên không đáng tin cậy. Kể từ khi động vật rất quan trọng đối với giao thông vận tải, việc đi lại sẽ dễ dàng bị gián đoạn nếu những con vật trở nên mệt mỏi, bệnh tật, hoặc bị thương. Chúng cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình gồ ghề và thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là nếu không phù hợp với sự thích nghi và sức chịu đựng của những con vật. Giao thông đường biển được tin cậy hơn, mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm và thiếu sót. Không phải tất cả tàu thuyền đều có thể đi lại khắp mọi nơi, ví dụ, thuyền một buồm được tạo ra chuyên dụng để có thể vượt qua những tảng băng trôi xung quanh Nam Thủy Tộc, nhưng sẽ không có cơ hội để vượt qua một đầm lầy, mà chỉ xuồng mới có khả năng. Những vấn đề khác với công nghệ giao thông tiền công nghiệp bao gồm tốc độ chậm và giới hạn số lượng hành khách.

Trong nửa sau của cuộc Chiến tranh Trăm Năm, động cơ hơi nước đã được ra mắt. Phát minh mới này đã có tác động ngay lập tức đến chiến tranh, nhanh chóng lan rộng vào lĩnh vực giao thông vận tải. Vào năm 100 SDC, tàu hỏa động cơ hơi nước đã được giới thiệu đến Hỏa Quốc như một hình thức phương tiện giao thông công cộng mới. Không giống như các hình thức giao thông vận tải trước đó, tàu hỏa có thể di chuyển ở tốc độ cao và mang theo rất nhiều hành khách trong một chuyến đi. Tàu hỏa đã giúp việc đi lại trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, một chuyến đi thư giãn và thoải mái hơn khi so sánh với việc cưỡi trên lưng của một con vật. Mặc dù chỉ có thể di chuyển trên đường ray đất, chúng vẫn có thể hoạt động trên nhiều loại địa hình và thời tiết.

Satomobile

Một chiếc Satomobile.

Mặc dù tàu hỏa đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt giao thông, nhưng chúng đã có một vài thất bại. Vấn đề quan trọng nhất là kể từ khi phụ thuộc vào đường ray, chúng không thể đi qua nơi mà đường ray không được thiết lập. Điều này có nghĩa rằng không phải ai cũng đi xe lửa, vì họ chúng trở nên vô dụng trong hoàn cảnh như thế. Các giải pháp đã không xuất hiện cho đến khi nhiều thập kỷ sau đó, khi ô tô ra đời. Được sản xuất hàng loạt tại Thành phố Cộng Hòa vào khoảng 170 SDC, ô tô được cho là phát minh quan trọng nhất mọi thời đại.

Một thời gian ngắn sau khi được phát minh, ô tô và những loại xe cơ động đã trở thành hình thức chính của giao thông vận tải tại Thành phố Cộng Hòa, vượt qua những loại hình giao thông công cộng. Xe cơ động nhanh chóng trở thành phần cốt yếu đối với cơ sở hạ tầng của thành phố, vì nó cho phép di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh hơn, cho nhiều mục đích như giao lưu hàng hoá, vật tư, và chống lại tội phạm. Do những thay đổi này, Thành phố Cộng Hòa bắt đầu trải qua một sự bùng nổ kinh tế và xây dựng. Thương mại trở nên nhanh hơn và dễ dàng hơn, làm nở rộ nền kinh tế vốn đã lớn của thành phố. Kể từ khi vật liệu xây dựng có thể đi vào thành phố một cách nhanh hơn, các tòa nhà đã mọc lên nhanh chóng và thường xuyên hơn, dẫn đến một sự bùng nổ kinh tế riêng biệt và gia tăng dân số. Với thành phố ngập trong những phát minh mới, các nhà sản xuất công nghiệp trở nên rất giàu có. Điều này cho phép họ có những bước đi táo bạo trong việc tiếp tục phát triển ô tô. Ngay sau đó, xe ô tô đã được chế tạo chuyên biệt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, ví dụ, Công Nghiệp Tương Lai, một công ty sản xuất xe hơi lớn, bắt đầu tạo ra xe cảnh sát đặc biệt cho việc sử dụng của Lực lượng cảnh sát ngự kim thuật của Thành phố Cộng Hòa. Những loại xe chuyên ngành khác bao gồm những chiếc xe đua, xe buýt và xe tải. Công Nghiệp Tương Lai cũng bắt đầu cung cấp cho những chiếc xe của họ một số kiểu dáng, mẫu mã, mục đích để làm cho mỗi người tiêu dùng cảm thấy chiếc xe của họ là độc nhất. Ngay sau đó, những chiếc ô tô đa dạng và phức tạp hơn đã bắt đầu được sản xuất, và các nhà công nghiệp tham gia vào lợi ích mà những gì người tiêu dùng mong muốn.

Một hình thức xe cộ trong giao thông vận tải, xe ô tô chạy bằng xăng, trở thành một trong những cỗ máy động cơ xăng đầu tiên. Chúng là những hộp kim loại được thiết kế mang nhiều màu sắc và chạy trên đầu của hệ thống bánh xe. Ô tô với những cửa kính cho phép ánh sáng đi vào và cũng là cửa vào chỗ ngồi dành cho các hành khách. Chỗ ngồi của người lái xe, được trang bị với một bánh lái chỉ đạo, thường ở chỗ trước bên trái của xe. Động cơ của xe thường nằm ở bên ngoài, ở phần trước đầu xe.

Một hình thức vận tải khác ít quan trọng hơn, mặc dù vẫn là một tiến bộ đáng chú ý trong giao thông vận tải đã được thực hiện. Những năm cuối trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm, một nhà tù an ninh cấp cao được biết đến là Đá Sôi đã được xây dựng ở Hỏa Quốc. Được bao quanh bởi hồ nước sôi không thể vượt qua, cách duy nhất để xuất-nhập khu phức hợp của nhà tù là đi bằng một chiếc thuyền cáp trên cao, hoạt động bên dưới một dây cáp treo, bản thân chiếc thuyền cáp là một hộp kính hình hộp chữ nhật bằng kim loại. Nhìn lại Thành phố Cộng Hòa, đô thị này đã xuất hiện một hệ thống đường sắt phức tạp trên cao và một đường tàu điện ngầm bí mật được sử dụng một cách bất hợp pháp bởi Hội Bình Đẳng cho mục đích riêng của họ. Cả hai đều được sử dụng để vận chuyển và trao đổi vật liệu, hàng hoá nhanh chóng.

Sản xuất chế tạo[]

Future Industries manufacturing

Công Nghiệp Tương Lai, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, sử dụng cuộc cách mạng công nghệ trong việc sản xuất xe hơi.

Công nghệ sản xuất được cải thiện đáng kể trong và sau cuộc Chiến tranh Trăm Năm. Hỏa Quốc là quốc gia đi đầu về tiến bộ công nghệ trong cuộc chiến, đã có thể sản xuất hàng loạt các tàu chiến và phi thuyền cỡ lớn bằng kim loại vào năm 100 SDC, một kỳ tích mà trước đây chưa được thực hiện bởi bất kỳ quốc gia nào khác. Bắc Phong Tự cũng được biết đến là đã có một hệ thống sản xuất phức tạp vào thời điểm đó, đã có hai phòng được xây dựng đặc biệt cho mục đích này - xưởng máy và thánh đường. Xưởng máy là nơi người thợ máy sẽ tiến hành thí nghiệm và thử nghiệm với những phát minh mới và nguyên mẫu. Ông giữ các bản thiết kế ở đây, từ những chiếc tàu lượn cho đến khí cầu khí nóng. Thánh đường là nơi người thợ máy sẽ bí mật sản xuất công nghệ chiến tranh cho Hỏa Quốc. Công nghệ sản xuất ở đây đứng ngang hàng với Hỏa Quốc, có thể sản xuất hàng loạt những vật thể kim loại hạng nặng và chết người.

Vào năm 170 SDC, công nghệ sản xuất đã được nâng cao hơn nữa. Đến thời điểm này, Thành phố Cộng Hòa đã có toàn bộ một khu vực ở phía nam của đô thị được xây dựng chỉ dành riêng cho các công ty sản xuất. Một trong những doanh nghiệp quan trọng nhất ở đây là Công Nghiệp Tương Lai, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới. Đây là công ty đầu tiên được biết đến đã sử dụng các kỹ thuật lắp ráp dây chuyền sản xuất, trong đó từng bộ phận sản xuất được đặt trên một dây chuyền để thuận tiện di chuyển chúng đi qua các trạm khác nhau trong nhà máy. Mỗi trạm có một mục đích khác nhau. Kỹ thuật này cho phép xe ô tô được tạo ra nhanh hơn và thường xuyên hơn. Ngoài ra, nó giảm đi nhu cầu về sức lao động của con người.

Phong Tộc[]

Sanctuary door

Cửa thánh đường Nam Phong Tự.

Phong Tộc chưa bao giờ phải trải qua công nghiệp hóa, bởi họ không bao giờ cảm thấy cần thiết phải mở rộng tiềm năng công nghệ của mình. Cần chú ý đến những sản phẩm mà họ làm ra càng ít tác động đến môi trường càng tốt, và phong cách sống thư thái yên bình của họ cho thấy rằng họ hài lòng với công nghệ truyền thống và cổ điển. Tuy nhiên, những người dân Phong Tộc có đủ kiến ​​thức kỹ thuật để sản xuất những chiếc tàu lượn của riêng mình. Vào năm 170 SDC, khi công nghệ đã được phổ biến rộng rãi, họ tiếp thu chúng và sử dụng nhiều phát minh công nghệ như đèn, radiođiện thoại trên đảo Phong Tự.

Ví dụ về công nghệ[]

  • Cửa thánh đường khí tự - Cánh cửa này chỉ được mở ra thông qua việc sử dụng phong thuật, bằng cách gửi một luồng không khí thông qua hai đối tượng nhìn giống như loa kèn, mà cuối cùng chuyển sang ba chốt khóa để mở cánh cửa[4]. Có vẻ như cấu trúc hệ thống có thể đi vào bên trong mà không cần phong thuật, bởi người thợ máy có thể đi vào thánh đường ở Bắc Phong Tự mà không cần phải mở cửa[2].
  • Tàu lượn - Một công cụ hỗ trợ mà các phong nhân thường xuyên sử dụng trong phong thuật.

Thủy Tộc[]

Các Thủy Tộc có nền công nghệ hạn chế ngoài trừ nhiều cấu trúc dựa trên thủy lực hiện diện trong các bộ tộc địa cực.

Ví dụ về công nghệ[]

Canal

Hệ thống kênh đào của Bắc Thủy Tộc.

  • Kênh đào - Hệ thống kênh đào ở Bắc Thủy Tộc chỉ có thể thông qua được bằng việc sử dụng thủy thuật.
Thêm vào đó, nhiều kiến trúc của họ liên quan đến băng, một chất thuộc nguyên tố mà họ có thể bẻ cong tạo hình. Bắc Thủy Tộc đặc trưng với những bức tường và các tòa công trình lớn, và ở bộ tộc phương Nam có lẽ cũng đã từng có những bức tường và lều tuyết lớn như đã nhìn thấy qua đoạn hồi tưởng của Hama. Vì sự thiếu vắng các ngự nhân, Nam Thủy Tộc bị cắt giảm thành các lều da thú. Trong The Legend of Korra, bộ tộc phương Nam có vẻ như đã được khôi phục, và các cấu trúc băng một lần nữa được hiện diện.
  • Ngư lôi băng - Một vũ khí được thiết kế cho tàu ngầm thủy cơ, được dùng trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc[3].
  • Mìn tảo bẹ - Một quả bom thủy lực được phát minh bởi Hakoda, còn được gọi là "hôi và thối"[5].
  • Tàu ngầm thủy cơ - Một tàu ngầm dưới nước được sử dụng trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc, được thiết kế bởi Sokka và được chế tạo bởi người thợ máy[3].

Thổ Quốc[]

Thổ Quốc nằm ở giai đoạn tiền công nghiệp trong thời kỳ chiến tranh, với những cỗ máy hạn chế bằng hơi nước và kim loại cho đến khi chiến tranh kết thúc, hầu hết được phát minh bởi người thợ máy. Phần lớn các công nghệ của họ có sử dụng thổ thuật như nguồn sức mạnh chính.

Ví dụ về công nghệ[]

Omashu mail cart

Hệ thống phân phối Omashu đang được sử dụng.

  • Đường tàu đơn ray Ba Sing Se - Mạng lưới đường tàu khổng lồ này trải rộng trên toàn kinh thành Ba Sing Se, kết nối tất cả ba vòng khu vực. Nó có vai trò là một hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Đoàn tàu được đẩy từ một điểm xuất phát đến một điểm dừng khác bởi một nhóm các thổ nhân ưu tú[6].
  • Phà Thổ Quốc - Những chiếc thuyền lớn với động cơ là một mái xuồng chèo.
  • Pháo hoa - Một loại pháo nổ được sử dụng chủ yếu cho mục đích thẩm mỹ và giải trí.
  • Hệ thống phân phối Omashu - Hệ thống phân phối Omashu là một làn trượt nối kết trải dài hàng dặm khắp trong thành Omashu. Các thổ nhân sử dụng ngự thuật của họ để đặt thùng xe chất đầy một loạt hàng hóa cần vận chuyển nào đó trên một làn đường cụ thể. Trọng lực sau đó sẽ cung cấp năng lượng truyền động cho các thùng xe, mà họ sử dụng để vận chuyển chúng thông qua hệ thống. Các kiện hàng đến bến cụ thể, chúng sẽ được nạp lại và gửi đến các làn đường khác[7].
  • Thuyền buồm cát - Những chiếc thuyền trượt trên cát được các ngự sa nhân sử dụng để đi lại thông qua Sa mạc Si Wong. Chúng được trang bị những chiếc la bàn cho phép người sử dụng xác định vị trí tương đối của họ với Núi đá Si Wong[8].

Người thợ máy[]

Teo's glider

Thiết kế tàu lượn của người thợ máy.

Người thợ máy là một nhà sáng tạo công nghệ đầy ý tưởng đến từ Thổ Quốc. Ông định cư tại Bắc Phong Tự sau trận lũ lụt ở ngôi làng mà ông sống. Người thợ máy tạo ra các bản thiết kế và những mẫu vũ khí cho Hỏa Quốc để đổi lại sự cư trú yên bình tại ngôi đền. Phát minh khí cầu khí nóng của ông đã tạo đường cho Hỏa Quốc phát triển một lực lượng không quân hùng mạnh. Tên thật của ông là chưa bao giờ được tiết lộ.

Các phát minh[]

  • Đồ mài dao cắt an toàn - Một dụng cụ mài dao được phát minh bởi người thợ máy[2].
  • Xe tải tiếp tế Thổ Quốc - Một loại xe cơ giới kim loại, được cho là thiết kế của Sokka trong việc chuẩn bị cho Cuộc xâm lược Hỏa Quốc. Chúng được sử dụng như một phương tiện vận chuyển hàng hóa.
  • Xe tăng thổ cơ - Xe bọc thép thuộc sở hữu và điều hành bởi quân đội Thổ Quốc. Được sử dụng trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc[3].
Earthbending-powered tank

Xe tăng thổ cơ trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc.

  • Kính mắt nhật thực - Kính mắt đặc biệt được đeo chuyên dụng trong một kì nhật thực để ngăn chặn tổn thương mắt khi nhìn trực tiếp vào mặt trời[9].
  • Thang máy - Một phát minh bởi người thợ máy để vận chuyển người lên xuống theo độ cao. Bộ trưởng chiến tranh Qin được thấy dùng nó đi lên nhà xưởng để tìm bản thiết kế, và một người đàn ông được thấy dùng nó để đi lên tầng trên trong một đoạn ngắn. Đây là cỗ máy hoạt động bằng hơi nước[2].
  • Tàu lượn - Một bộ máy bay đơn giản dựa trên tàu lượn của các phong nhân[2].
  • Khí cầu khí nóng - Vũ khí thử nghiệm được phát triển cho Hỏa Quốc.
  • Ngư lôi băng - Một vũ khí được thiết kế cho tàu ngầm thủy cơ, được dùng trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc[3].
  • Bom xốt đậu phộng - Một thiết bị gây nổ (thất bại)[3].
  • Nến thời gian - Những ngọn nến được dùng để xác định thời gian[2].
  • Thiết bị tính giờ - Thiết bị được sử dụng để theo dõi thời gian trong quá trình nhật thực[9].
  • Tàu ngầm thủy cơ - Một phương tiện thủy quân được sử dụng trong Cuộc xâm lược Hỏa Quốc, được thiết kế bởi Sokka và được chế tạo bởi người thợ máy[3].

Hỏa Quốc[]

Hỏa Quốc là quốc gia có nền công nghệ tiên tiến nhất trong thời kỳ Chiến tranh Trăm Năm. Đa số các sáng chế công nghệ Hỏa Quốc được làm bằng kim loại và nhiên liệu là than đá. Là kẻ phát động và bá chủ của cuộc Chiến tranh Trăm Năm, hầu hết những công nghệ này đều được sử dụng cho mục đích chiến tranh.

Ví dụ về công nghệ[]

  • Máy bắn tên - Một chiếc nỏ lớn sử dụng lực xoắn để bắn mục tiêu, sử dụng phi tiêu hoặc mũi tên, xa hơn và nhanh hơn nhiều so với một bệ máy phóng hoặc thiết bị tương tự.
Ballista

Máy bắn tên đang chuẩn bị phóng.

  • Phi thuyền Hỏa Quốc - Một phương tiện trên không khổng lồ được xây dựng dựa trên nền tảng của khí cầu khí nóng[9].
  • Mũi khoan Hỏa Quốc - Một mũi khoan kim loại thủy lực khổng lồ được thiết kế để xuyên thủng các bức tường thành của Ba Sing Se, để Hỏa Quốc có thể chinh phục kinh đô Thổ Quốc và giành chiến thắng tuyệt đối trong chiến tranh[1].
  • Máy bắn đá Hỏa Quốc - Một bệ phóng đá được sử dụng để tiến hành một cuộc chiến dài hạn. Chúng xuất hiện với nhiều kích cỡ khác nhau từ những chiếc máy phóng lớn được đặt cố định trên một con tàu Hỏa Quốc cho đến cỡ nhỏ cầm tay được sử dụng bởi bộ binh[10].
  • Pháo hoa - Một loại pháo nổ được sử dụng chủ yếu cho mục đích thẩm mỹ và giải trí. Được sử dụng trong lễ hội Ngày Hỏa.
  • Đại Môn Quan Azulon - Được xây dựng để ngăn chặn kẻ thù xâm nhập vào Thủ đô Hỏa Quốc, Đại Môn Quan Azulon là một tập hợp các lưới cửa thép lớn có khả năng dễ bắt cháy, tạo thành các bức tường lửa không thể xông vào[3].
  • Thuyền cáp - Thuyền cáp được sử dụng tại nhà tù Đá Sôi, một phương tận vận chuyển các tù nhân và các nhân viên. Nó cũng được sử dụng trong kế hoạch tẩu thoát của Sokka[11][12].
  • Khí cầu khí nóng - Khí cầu khí nóng sử dụng một cái van nhỏ ở trên cùng để có thể điều khiển chuyển động của quả bóng[2].
  • Mô tô nước - Một động cơ thủy lực hoàn hảo cho việc đi lại trên nước một quãng đường ngắn[13].
  • Tăng hỏa - Một cỗ máy công nghệ kỳ công của Hỏa Quốc. Nó là một sự pha trộn giữa một chiếc xe tăng và một chiếc tàu hỏa[14].
  • Xe tăng lãnh nguyên - Một chiếc xe tăng bọc thép lớn đi trên địa hình đồng rêu hay lãnh nguyên[2].

Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc[]

Thành phố Cộng Hòa đóng vai chủ nhà của vô số các tiến bộ kỹ thuật. Chúng trải dài từ các phương tiện như ô tô hoặc phi thuyền cảnh sát, cho đến các thiết bị điện máy như micro hoặc radio[15].

Ví dụ về công nghệ[]

Motor vehicles

Phương tiện giao thông tại Thành phố Cộng Hòa.

  • Xe cơ động - Xe cơ động được sử dụng rộng rãi trong Thành phố Cộng Hòa. Có rất nhiều loại xe khác nhau, chẳng hạn như ô tô, xe tải và xe máy.
  • Máy in tự động - Một thiết bị cho phép những giấy tờ như tờ rơi, tờ báo được sản xuất hàng loạt một cách nhanh chóng. Một chiếc được nhìn thấy khi Lực lượng cảnh sát ngự kim thuật phát hiện ra nó trong một cuộc khám xét Tập đoàn Bắp Cải vì nghi ngờ đây là nơi tuyên truyền của Hội Bình Đẳng[16].
  • Máy ảnh - Một thiết bị chụp và lưu lại những hình ảnh. Chủ yếu được sử dụng bởi các phóng viên và nhà báo Thành phố Cộng Hòa.
  • Đồng hồ - Một chiếc đồng hồ được sử dụng để định thời gian.
  • Găng tay điện - Một thiết bị sốc điện nhỏ, gắn trên tay, được sử dụng để làm tê liệt người khác khi chạm vào họ.
  • Hệ thống đường cao tốc - Một hệ thống đường cao tốc cho phép cho lưu lượng giao thông đi lại qua thành phố trên nhiều tuyến đường khác nhau[15].
  • Đèn pin - Một thiết bị được sử dụng để chiếu sáng các những chỗ tối, thường cho việc tìm kiếm một cái gì đó. Đèn pin được Lực lượng cảnh sát ngự kim thuật sử dụng để kiểm tra an ninh.
  • Hệ thống liên lạc - Một hệ thống âm thanh điện từ được tự tùy chỉnh bật và tắt theo ý muốn. Người dùng chỉ cần nói vào micro và tin nhắn được gửi đến bất cứ nơi nào mà loa được đặt. Hệ thống như thế này được sử dụng trên Chiến hạm Lực lượng Liên Hiệp.
  • Micro - Micro là thiết bị được sử dụng để khuếch đại âm thanh. Chúng được biết là sử dụng cho các bình luận viên ngự thuật chuyên nghiệp và loa công cộng. Chúng thậm chí có thể được cài đặt trong xe cảnh sát để gọi một đám đông lớn[17].
  • Thủy lôi - Thủy lôi hay còn gọi là mìn hải quân, là một thiết bị nổi từ dưới mặt nước lên và phát nổ khi một chiếc tàu chạm vào nó. Rất nhiều quả mìn này đã được Hội Bình Đẳng sử dụng để vô hiệu hóa hạm đội tàu chiến của Tướng quân Iroh. Nó khác với mìn tảo bẹ vì nó chỉ phát nổ.
  • Máy hát đĩa - Một thiết bị nhỏ quay một chiếc đĩa ghi âm để phát ra bản nhạc mà nó thâu vào. Máy hát này phổ biến đến mức có nhiều cửa hàng trong Thành phố Cộng Hòa mở cửa chỉ để bán chúng[15].
  • Phi thuyền cảnh sát - Một chiếc tàu bay lớn được sử dụng bởi Lực lượng Cảnh sát Thành phố Cộng Hòa để giám sát các hoạt động tội phạm khác nhau từ trên cao.
  • Bộ quét tín hiệu cảnh sát - Một thiết bị cho phép nghe lén cuộc đàm thoại vô tuyến của Lực lượng Cảnh sát. Một chiếc được cài đặt trong chiếc xe thể thao Satomobile màu đen mà Asami Sato sử dụng trong một cuộc tuần tra chống Hội Bình Đẳng[17].
  • Hệ thống lưới điện - Phương pháp cung cấp năng lượng điện cho một thành phố lớn. Nó phân phối điện đến các bộ phận nhất định của một khu đô thị. Ủy viên hội đồng Tarrlok một lần ngắt điện Quận Long Bình bởi cho rằng đây là nơi tụ tập của Hội Bình Đẳng[17].
  • Nhà máy điện - Nguồn năng lượng chính của Thành phố Cộng Hòa. Các công nhân ở đây là những hỏa nhân, họ sử dụng sự phóng sét để sản xuất ra năng lượng điện[18].
  • Radio - Radio là thiết bị được sử dụng để truyền tải chương trình phát thanh cho các công dân của Thành phố Cộng Hòa. Các sự kiện như các trận đấu ngự thuật chuyên nghiệp hoặc những bài phát biểu thường được phát sóng thông qua việc sử dụng radio.
  • Đèn giao thông - Một trạm đèn điện nhỏ tại nút giao thông và nhiều tuyến đường khác nhau trong Thành phố Cộng Hòa để kiểm soát lưu lượng xe cộ đi lại và làm cho giao thông an toàn hơn.
  • Điện thoại - Điện thoại hoạt động như một hệ thống thông tin liên lạc tại Thành phố Cộng Hòa có chức năng cơ bản nhất là cho phép hai người đang ở cách xa nhau có thể nói chuyện trực tiếp với nhau[16].
  • Hệ thống xe điện và vận chuyển ngầm - Được sử dụng chủ yếu bởi các Bình Đẳng viên cho mục đích qua lại các đường hầm bên dưới Thành phố Cộng Hoà, xe điện và thùng tải rất quan trọng trong việc vận chuyển người và hàng hóa qua lại giữa những nơi ẩn náu của các nhóm Bình Đẳng hội khác nhau[19].
  • Chiến hạm Lực lượng Liên Hiệp - Những tàu chiến lớn được Lực lượng Liên Hiệp sử dụng trong những trận hải chiến. Mỗi chiến hạm mang phù hiệu đặc trưng của mỗi một trong ba quốc gia. Tàu chiến có phù hiệu Thổ Quốc nằm trên mũi và thân tàu, phù hiệu Hỏa Quốc nằm trên những nòng súng, và phù hiệu Thủy Tộc cũng nằm trên thân tàu. Vỏ tàu bọc ngoài cũng được trang trí với hai con rồng vàng lớn trên mũi tàu[20].

Tham khảo[]

  1. 1,0 1,1 "The Drill". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 13.
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 "The Northern Air Temple". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 4 tháng 11, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 17.
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 "The Day of Black Sun, Phần 1: The Invasion". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 10.
  4. "The Southern Air Temple". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 25 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 3.
  5. "The Guru". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 1 tháng 12, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 19.
  6. "The Earth King". John O'Bryan (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 11, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 18.
  7. "The King of Omashu". John O'Bryan (biên kịch) & Anthony Lioi (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 18 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 5.
  8. "The Desert". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 7, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 11.
  9. 9,0 9,1 9,2 "The Day of Black Sun, Phần 2: The Eclipse". Aaron Ehasz (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 11.
  10. Xuyên suốt loạt phim Avatar: The Last Airbender.
  11. "The Boiling Rock, Phần 1". May Chan (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 16 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 14.
  12. "The Boiling Rock, Phần 2". Joshua Hamilton (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 16 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 15.
  13. "The Painted Lady". Joshua Hamilton (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 5 tháng 10, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 3.
  14. "The Chase". Joshua Hamilton (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 26 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 8.
  15. 15,0 15,1 15,2 "Welcome to Republic City". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). The Legend of Korra. Nickelodeon. 14 tháng 4, 2012. Quyển 1: Khí, Chương 1.
  16. 16,0 16,1 "The Aftermath". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 19 tháng 5, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 7.
  17. 17,0 17,1 17,2 "When Extremes Meet". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 2 tháng 6, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 8.
  18. "The Revelation". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 21 tháng 4, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 3.
  19. "Out of the Past". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 9 tháng 6, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 9.
  20. "Skeletons in the Closet". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Joaquim Dos Santos, Ki Hyun Ryu (đạo diễn). 23 tháng 6, 2012. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 1: Khí, Chương 11.


Xem thêm[]

  • Khoa học trong thế giới Avatar
  • Vận tải trong thế giới Avatar
Advertisement