Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư

25px-Padlock-olive.png 25px-Real-world.png
Bài viết này tập trung vào chương trình hoạt hình. Cho những mục đích tìm kiếm khác, xem The Last Airbender.

Mike và tôi thực sự thích thú đến những đặc tính sử thi khác của "Legends & Lore", như 'Harry Potter' và 'Chúa tể những chiếc nhẫn', nhưng chúng tôi biết rằng chúng tôi muốn tạo nên một sự khác biệt với thể loại đó. Tình yêu của chúng tôi đối với anime Nhật Bản, phim hành động Hồng Kông và các phim võ thuật, yoga, và triết học phương Đông đã dẫn chúng tôi đến những cảm hứng ban đầu cho 'Avatar'.
Bryan Konietzko nói về sự sáng lập Avatar: The Last Airbender.[1]

Avatar: The Last Airbender (tạm dịch: Thế thần: Phong nhân cuối cùng), cũng được biết đến với tên gọi Avatar: The Legend of Aang (Truyền thuyết về Aang) ở nhiều khu vực khác, là một chương trình hoạt hình truyền hình Mỹ thắng giải thưởng Emmy với ba mùa phát sóng trên kênh Nickelodeon và Nicktoons Network. Loạt phim do hai tác giả Michael Dante DiMartinoBryan Konietzko sáng lập, tham gia chịu trách nhiệm sản xuất cùng với Aaron Ehasz. Avatar diễn ra trong một thế giới chịu ảnh hưởng văn hóa châu Á[2] với sự kết hợp giữa võ thuật và phép thuật điều khiển các nguyên tố. Chương trình đã thu hút nhiều yếu tố đến từ Đông Á, Nam Á, và văn hóa phương Tây, khiến nó trở thành một hỗn hợp của những thể loại truyền thống tách bạch, anime của Nhật Bản và phong cách hoạt hình phương Tây.[3]

Loạt phim tập trung vào cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là cậu bé Aang và nhóm bạn của mình, trong nhiệm vụ giải cứu thế giới bằng việc đánh bại Hỏa vương và kết thúc cuộc chiến tranh tàn phá với Hỏa Quốc.[4] Chương trình lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 21 tháng 2 năm 2005[5] và kết thúc với tập phim đặc biệt hai giờ đồng hồ được tán tụng rộng rãi vào 19 tháng 7 năm 2008.[6] Chương trình hiện nay được phát hành trên DVD, cửa hàng iTunes, thị trường Xbox Live, mạng lưới PlayStation, và thị trường Zune, Netflix cũng như kênh chủ nhà, Nickelodeon.[7]

Avatar: The Last Airbender rất phổ biến với cả khán giả và các nhà phê bình,[8] thu hút lên đến 5,6 triệu người xem trong mỗi tập phát sóng, chương trình được đánh giá tốt nhất và nhận được xếp hạng cao trong các dòng Nicktoons, thậm chí cả khán giả bên ngoài độ tuổi 6-11[4][9]. Avatar đã được đề cử và giành được nhiều giải thưởng từ giải Annie thường niên, giải Genesis và giải Emmy giờ vàng. Thành công của mùa đầu tiên gợi nhắc Nickelodeon phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mùa hai[10] và ba.[11] Phần đầu của bộ ba phim điện ảnh dự kiến ​​mang tên The Last Airbender đã được phát hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2010.

Văn hóa phẩm dựa trên loạt phim bao gồm các tượng đồ chơi mô phỏng hành động,[12] thẻ giao dịch trò chơi,[13][14] trò chơi điện tử dựa trên mùa đầu tiên,[15] thứ hai,[16][17]thứ ba, thú nhồi bông phân phối bởi Paramount Parks, và hai bộ LEGO.[18] Một cuốn sách hội họa cũng phát hành vào giữa năm 2010.[19] Sự phổ biến của loạt phim đã cho ra đời chương trình tiếp theo, mang tựa đề The Legend of Korra (Huyền thoại Korra).[20]

Sản xuất[]

Avatar: The Last Airbender được tạo ra và sản xuất bởi hai tác giả Michael Dante DiMartinoBryan Konietzko tại Nickelodeon Animation Studios (Phòng sản xuất Hoạt hình Nickelodeon) ở Burbank, California. Công việc hình ảnh động chủ yếu được thực hiện bởi ba hãng phim hoạt hình ở Hàn Quốc: JM Animation, Movie DR, và Moi Animation. Theo Bryan Konietzko, chương trình bắt đầu hình thành vào mùa xuân năm 2001 khi ông lấy một bản phác thảo cũ về một người đàn ông hói đầu ở độ tuổi trung niên, và tưởng tượng lại nhân vật như một đứa trẻ.[2] Konietzko vẽ nhân vật bò rừng trời nuôi trên bầu trời, và gửi cho Mike DiMartino xem bản phác thảo. Vào thời điểm đó, DiMartino đang nghiên cứu tài liệu về các nhà thám hiểm bị mắc kẹt ở Nam Cực.

Sky bison concept art

Bức vẽ khái niệm cho Avatar: The Last Airbender.

Chúng tôi nghĩ rằng, "Có một chàng trai khí cùng với những người nước bị mắc kẹt trong một khu đất hoang đầy tuyết... và có thể một vài người lửa đang truy đuổi họ..."

Konietzko mô tả tiến triển ban đầu của họ trên những khái niệm.[2]

Các nhà đồng sáng lập thành công trong việc gửi ý tưởng đến Nickelodeon VP và nhà điều hành sản xuất Eric Coleman chỉ hai tuần sau đó.[21]

Chương trình lần đầu tiên được tiết lộ cho công chúng trong một buổi khơi mào tại Comic-Con Quốc tế San Diego năm 2004,[22] và phát sóng ngày 21 tháng 2 năm 2005. Tại Hoa Kỳ, hai tập đầu tiên của loạt phim này đã được công chiếu cùng nhau trong sự kiện ra mắt một giờ. Mùa thứ hai gồm hai mươi tập phim bắt đầu phát sóng từ ngày 17 tháng 3 năm 2006 cho đến ngày 1 tháng 12.[10] Mùa thứ ba và cuối cùng, bắt đầu từ ngày 21 tháng 9 năm 2007, gồm 21 tập phim chứ không phải là bình thường như 20.[11] Bốn tập phim cuối cùng được đóng gói thành một tập phim đặc biệt công chiếu hai giờ.

Tiền đề[]

Avatar: The Last Airbender diễn ra trong một thế giới tưởng tượng là nhà của con người, động vật tưởng tượng, và thần linh. Nền văn minh của con người được chia thành bốn quốc gia: Thủy Tộc, Thổ Quốc, Hỏa QuốcPhong Tộc. Mỗi quốc gia có một nguyên tố tự nhiên của mình, dựa trên nền tảng xã hội của mỗi cộng đồng. Trong mỗi quốc gia đều tồn tại người được gọi là "ngự nhân" - những người có năng lực bẩm sinh với khả năng kiểm soát và thao tác nguyên tố cùng tên với quốc gia của họ. Những nhà sáng lập của chương trình thừa nhận mỗi môn ngự thuật đều có một phong cách võ thuật riêng, kế thừa những ưu điểm và điểm yếu của các môn võ thuật được chỉ định.[23] Bốn loại ngự thuậtthủy thuật, thổ thuật, hỏa thuậtphong thuật.

Opening Avatar World Map

Bản đồ thế giới Avatar.

Mỗi thế hệ xuất hiện một người có khả năng kiểm soát và thao tác tất cả bốn nguyên tố, Thế thần, linh hồn của thế giới hiện thân vào hình dạng con người. Khi một Thế thần chết đi, Thế thần ấy sẽ được luân hồi vào quốc gia kế tiếp trong vòng luân hồi Thế thần. Chu kỳ luân hồi đó tương đồng với các mùa: mùa xuân cho Thổ Quốc, mùa hè cho Hỏa Quốc, mùa thu cho Phong Tộc và mùa đông cho Thủy Tộc. Truyền thống Thế thần phải hoàn thiện từng môn ngự thuật theo thứ tự, bắt đầu với nguyên tố bản địa của mình. Điều này đôi khi có thể có ngoại lệ khi tình thế bắt buộc như Aang đã thể hiện trong chương trình. Đối với Thế thần, học tập cách chế ngự nguyên tố xung khắc với nguyên tố bản địa của mình có thể cực kỳ thách thức và khó khăn, do sự đối lập ngự thuật được dựa trên mối tương phản trong phong cách chiến đấu và kỷ luật. Hỏa thuật xung khắc với thủy thuật, cũng như thổ thuật đối lập với phong thuật.

Thế thần sở hữu sức mạnh và khả năng duy nhất được gọi là trạng thái Thế thần; một cơ chế tự vệ được ban cho Thế thần với tất cả các kiến thức, quyền hạn và khả năng của tất cả các Thế thần trong đời quá khứ và hành động như một cơ chế phòng vệ tự kích hoạt, mặc dù nó có thể được thực hiện tùy thuộc vào ý muốn nếu người sử dụng mở thông các chakra của cơ thể. Nếu một Thế thần tử vong trong trạng thái Thế thần, vòng luân hồi sẽ bị phá vỡ, và Thế thần sẽ chấm dứt tồn tại. Thông qua các thời đại, hiện thân vô số Thế thần đã phụng vụ để giữ cho bốn quốc gia trong hòa hợp, duy trì hòa bình và trật tự thế giới.[23] Thế thần cũng là một cầu nối giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh, cho phép họ giải quyết vấn đề mà một người bình thường không thể. Một khả năng khác mà chỉ có Thế thần có thể làm được là năng thuật, như được Aang chứng minh trong trận chiến với Hỏa vương Ozai tại rừng Wulong.

Ảnh hưởng văn hóa[]

Bài chi tiết: Ảnh hưởng trên Avatar: The Last Airbender
Writing

Bộ dụng cụ để viết.

Avatar nổi tiếng với việc vay mượn rộng rãi từ nghệ thuật châu Á và các thần thoại để tạo ra vũ trụ hư cấu của nó. Thiết kế nhân vật của chương trình chịu ảnh hưởng bởi cả phim hoạt hình Mỹ và anime, tuy nhiên, chương trình không được coi là một "anime" bởi nguồn gốc của nó nằm tại Hoa Kỳ. Những ảnh hưởng được quy định rõ ràng bao gồm nghệ thuật và lịch sử Trung Quốc, trang phục Hàn Quốc và những câu chuyện dân gian, anime Nhật Bản, Ấn Độ giáo, Đạo giáo, Phật giáo,[24] và Yoga.[3] Các nhà sản xuất tuyển dụng nhà tư vấn văn hóa Edwin Zane để xem xét các kịch bản.

Phong cách thư pháp Á Đông truyền thống được sử dụng cho hầu hết tất cả các văn bản trong chương trình.[25] Cho mỗi bản thư pháp đều có sử dụng phong cách thích hợp, dao động từ văn phong ấn triện (cổ hơn) đến bản thảo văn phòng.[25] Chương trình tuyển dụng nhà thư pháp Lý Triệu Lương làm nhà cố vấn và dịch giả.[3][26]

Các chiêu thức di chuyển trong biên đạo võ thuật và ngự thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc từ điện ảnh châu Á.[2] Loạt phim phương Tây như Chiến tranh giữa các vì sao, và hàng loạt chương trình bắt nguồn từ văn học như Harry PotterChúa tể những chiếc nhẫn, là những ảnh hưởng trọng tâm trong việc phát triển câu chuyện của Avatar'.'[27] Trong một cuộc phỏng vấn, các nhà sáng lập tiết lộ rằng họ muốn kể lại sử thi của họ là "câu chuyện huyền thoại và tình yêu".

Avatar[]

Chữ "Avatar" bắt nguồn từ một chữ tiếng Phạn Avatāra, có nghĩa là "giáng hạ". Trong Ấn Độ giáo, các vị thần hóa thành những vị thần giáng xuống hạ giới để khôi phục lại sự cân bằng trên trái đất, thường là trong một khoảng thời gian thịnh trị của cái ác. Những Hán tự xuất hiện ở phía trên cùng của thẻ tiêu đề của chương trình là "Giáng thế thần thông" mang nghĩa bậc thánh thần đã hạ xuống cõi phàm trần.[25]

Khi Aang còn trẻ, cậu vô tình được tiết lộ rằng mình là một Thế thần, khi cậu đã chọn ra bốn đồ chơi trong số hàng ngàn món, mỗi một trong số đó là những đồ chơi thời thơ ấu của các Thế thần trước đây. Trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng, tồn tại một thử nghiệm tương tự cho sự luân hồi của một vị Lạt Ma hóa thân. Trong tác phẩm ''Phép màu và bí ẩn ở Tây Tạng, Alexandra David-Neel viết rằng "một số đồ vật như tràng hạt, dụng cụ nghi lễ, sách, khay trà, v.v, được đặt với nhau, và đứa trẻ phải chọn ra những thứ thuộc về hóa thân sau cùng, điều đó cho thấy rằng đứa trẻ nhận ra những thứ của chúng trong những kiếp sống trước đây".[28] Mỗi người kế nhiệm dự kiến ​​sẽ cho thấy dấu hiệu của sự nối tiếp với Thế thần trước đó, chẳng hạn như được sinh ra trong vòng một tuần sau cái chết của Thế thần đời trước.

Các nguyên tố[]

Avatar dựa trên tứ đại (bốn nguyên tố) cổ điển quen thuộc với các triết lý cổ xưa nhất (chứ không phải là ngũ hành cổ điển Trung Hoa) cho các bộ môn ngự thuật: thủy, thổ, hỏa và khí. Mặc dù mỗi triết lý có biến thể riêng của mình, nhưng hầu hết các triết lý cổ xưa nhất đều liên quan đến bốn nguyên tố theo cách nào đó: ví dụ bao gồm Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hy Lạp và truyền thống nguyên tố Nhật Bản.

Phong cách chiến đấu[]

Vũ đạo chiến đấu của chương trình được đút kết từ võ thuật, phong cách chiến đấu và vũ khí được dựa trên võ thuật Trung Hoa, với mỗi môn ngự thuật tương ứng với một phong cách thực tế nhất định. Các nhà sáng lập tham chiếu Bát quái chưởng cho phong thuật, Hồng gia quyền cho thổ thuật, võ công Bắc Thiếu Lâm cho hỏa thuật và Thái cực quyền cho thủy thuật.[23][29][30] Ngoại lệ duy nhất cho trường hợp này là Toph - cô sử dụng phong cách Ðường lang quyền của Châu gia Nam Thiếu Lâm.[31] Loạt phim tuyển dụng Sifu Kisu từ Hiệp hội Võ sĩ Trung Quốc Ôn hòa làm nhà tư vấn về võ thuật.

Tóm tắt loạt phim[]

Bài chi tiết: Danh sách tập phim Avatar: The Last Airbender

Một trăm năm trước khi loạt phim bắt đầu, phong nhân mười hai tuổi tên Aang khám phá được rằng cậu là một Thế thần. Sợ hãi về trọng trách nặng nề trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra và sắp bị tách biệt với sư thầy của cậu là Hòa thượng Gyatso, Aang đã chạy trốn khỏi nhà trên lưng chú bò rừng trời của cậu, Appa. Trong một cơn bão dữ, cả hai bị lật và rơi xuống đại dương, và trạng thái Thế thần của Aang đã đóng băng họ bên trong một khối băng lớn.

Mùa một[]

Bài chi tiết: Quyển Một: Thủy
Team Avatar meeting

Aang được hai anh em SokkaKatara phát hiện.

Aang và Appa đã được đánh thức một trăm năm sau đó bởi hai anh em của Nam Thủy Tộc, KataraSokka. Aang biết được rằng Hỏa Quốc đã khơi mào cuộc chiến một trăm năm trước, ngay sau khi cậu biến mất. Quân Hỏa Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn cầu, khai mào bằng cuộc tấn công diệt chủng Phong Tộc khiến toàn bộ tộc người của Aang đến bờ diệt vong, do đó cậu trở thành "phong nhân cuối cùng" còn sót lại duy nhất. Aang nhận ra rằng cậu phải thực hiện vận mệnh của mình là trở thành một Thế thần thông tuệ và phục hồi lại sự cân bằng cho thế giới bằng cách đánh bại Hỏa Quốc. Aang đặt ra nhiệm vụ phải hoàn thiện được ba nguyên tố mà cậu chưa học: thủy, thổ và hỏa. Cùng với Katara và Sokka, Aang quyết định đi đến Bắc Cực đầu tiên để tìm sư phụ dạy thủy thuật.

Aang sớm phát hiện rằng sao chổi Sozin, thứ mà Hỏa vương Sozin đã lấy sức mạnh hỗ trợ để bắt đầu cuộc chiến tranh, sẽ trở lại vào mùa hè sắp tới và cho Hỏa Quốc đủ quyền năng để kết thúc chiến tranh triệt để. Aang nhận ra rằng cậu phải làm chủ được cả bốn nguyên tố và kết thúc chiến tranh trước khi sao chổi đến. Trong hầu hết hành trình trên đường đến Bắc Cực, cả nhóm bị Zuko truy đuổi, hoàng tử Hỏa Quốc bị lưu đày và là trưởng tử của Hỏa vương Ozai - bị ám ảnh bởi việc bắt được Aang để khôi phục lại danh dự của mình.

Mùa hai[]

Bài chi tiết: Quyển Hai: Thổ
Team Avatar threatens the Earth King

Đội Thế thần diện kiến Thổ vương.

Sau khi rời khỏi Bắc Cực và tạm thời học được thủy thuật, Aang du hành đến Thổ Quốc để học cách làm chủ nguyên tố đất. Ở đó, cả nhóm gặp Toph, một thổ nhân phi thường bị mù đã trở thành sư phụ thứ hai của Aang. Nhóm anh hùng đã khám phá ra thông tin về hiện tượng nhật thực sắp đến sẽ khiến Hỏa Quốc bất lực và lên kế hoạch cho một cuộc tấn công. Họ quyết định tìm đến Thổ vương với thông tin quan trọng này, nhưng lại bị gián đoạn bởi việc Appa bị bắt cóc. Zuko và hoàng muội của hắn, Azula cùng hai cô bạn MaiTy Lee truy sát cả nhóm và cả ba bên đều đến được Ba Sing Se. Azula sắp đặt cuộc đảo chính từ bên trong, lật đổ Thổ vương và tiêu diệt mọi hy vọng về cuộc tấn công quy mô lớn vào Hỏa Quốc.

Mùa ba[]

Bài chi tiết: Quyển Ba: Hỏa
Zuko wants to join Team Avatar

Zuko bộc lộ mong muốn gia nhập Đội Thế thần.

Cả nhóm dần phục hồi sau thất bại ở Ba Sing Se, và tiến đến chuẩn bị cho một cuộc xâm lược như đã lên kế hoạch. Vào ngày nhật thực, nhóm của Aang và tập hợp nhỏ các quân binh tiến hành một cuộc xâm lược quy mô nhỏ, và cuối cùng dẫn đến thất bại. Zuko đối mặt với phụ vương mình và anh lên tiếng chống lại Hỏa Quốc. Sau một loạt sự kiện, anh đã có được lòng tin của các thành viên trong nhóm Aang và trở thành sư phụ hỏa thuật của Aang. Aang và Zuko đã mở khóa bí mật của hỏa thuật từ các Chiến binh Mặt Trời, Sokka và Zuko sau đó du hành đến một nhà tù của Hỏa Quốc tên Đá Sôi để cứu cha của SokkaSuki, một chiến binh tài năng đến từ đảo Kyoshi.

Vào ngày sao chổi Sozin đến, Hỏa vương Ozai khai thác sức mạnh và năng lượng khủng khiếp của sao chổi để bắt đầu chiến dịch diệt chủng thiêu rụi phần còn lại của thế giới trong biển lửa. Nhóm trẻ đã tách ra để đối mặt với từng mục tiêu: người tự xưng mình là Phụng vương Ozai, Azula được chỉ định đăng quang làm tân Hỏa vương và hạm đội phi thuyền Hỏa Quốc đi kèm với Ozai. Aang đã đối mặt và đánh bại Ozai. Zuko và Katara đã đánh bại Azula ngay buổi lễ đăng quang. Sokka, Toph và Suki đập tan hạm đội tàu bay. Zuko trở thành tân Hỏa vương và tuyên thệ với toàn thể mọi người sẽ giúp tái xây dựng lại thế giới sau một trăm năm của đau thương và chiến tranh.

Nhân vật chính[]

  • Aang (Hán tự: 安昂, An Ngang, lồng tiếng bởi Zachary Tyler Eisen) là nhân vật chính của chương trình, một trăm mười hai tuổi nhưng có ngoại hình mười hai tuổi do bị đóng băng trong một tảng băng trôi suốt một trăm năm. Cậu là hóa thân hiện tại của Thế thần, linh hồn của thế giới hóa hiện trong hình dạng con người, có nhiệm vụ duy trì sự cân bằng hòa bình giữa các quốc gia. Aang là một người hùng bất đắc dĩ, thích phiêu lưu và vui chơi hơn là nhiệm vụ trọng trách Thế thần và thích kết bạn hơn là chiến đấu với Hỏa Quốc.
  • Katara (Hán tự: 卡塔拉, Ca Tháp Lạp, lồng tiếng bởi Mae Whitman) là một nữ thủy nhân mười bốn tuổi đến từ Nam Thủy Tộc, thủy nhân duy nhất còn sót lại trong bộ tộc. Katara phát hiện ra và giải thoát Aang khỏi một tảng băng trôi mà trong đó cậu đã bị mắc kẹt hơn một trăm năm. Cùng với người anh trai Sokka mười lăm tuổi của mình, cô đồng hành cùng với Aang trong sứ mệnh đánh bại Hỏa vương, mang lại hòa bình cho thế giới, trong tập phim thí điểm không phát sóng, Katara được lấy tên là Kya, sau này tên đó dùng để đặt tên cho mẹ của cô.
Complete Team Avatar group hug

Các thành viên chính của Đội Thế thần lần lượt theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống là: Zuko, Toph, Katara, Aang, SokkaSuki tham gia vào một cái ôm tập thể.

  • Sokka (Hán tự: 索卡, Sách Ca, lồng tiếng bởi Jack DeSena) là một chiến binh mười lăm tuổi của Nam Thủy Tộc. Cùng với em gái Katara, anh đồng hành cùng với Aang trong sứ mệnh của cậu. Là thành viên chuyên pha trò hài hước của nhóm, Sokka mô tả chính mình là "anh chàng thích thịt" và "khoái châm biếm". Không giống như những thành viên đồng hành khác trong nhóm, Sokka không có khả năng chế ngự nguyên tố, điều đó thường làm anh trở thành nạn nhân trong những dòng suy nghĩ tự châm biếm chính mình, và điều đó cũng chính là động lực để anh có cơ hội sử dụng vũ khí của mình một cách khéo léo, bao gồm cả boomerang đáng tin cậy và một thanh kiếm anh rèn từ một thiên thạch.
  • Toph Beifong (Hán tự: 北方拓芙, Bắc Phương Thác Phù, lồng tiếng bởi Jessie Flower) là một thổ nhân mười hai tuổi bị mù. Trong Quyển Hai, cô bé rời bỏ gia đình giàu có và dinh thự tiện nghi của mình để tham gia Aang vào cuộc hành trình của cậu, với kế hoạch là dạy cho cậu thổ thuật. Mặc dù bị mù, nhưng Toph "nhìn thấy" bằng việc cảm nhận rung động của mặt đất đến chân của cô. Cô trở thành thổ nhân đầu tiên học được cách chế ngự kim loại, và được xem là một trong những thổ nhân hùng mạnh nhất thế giới.
  • Zuko (Hán tự: 蘇科, Tô Khoa, lồng tiếng bởi Dante Basco) là hoàng tử lưu vong mười sáu tuổi của Hỏa Quốc và trong nửa đầu của chương trình, anh là một nhân vật phản diện. Do nhiều chuyện trong quá khứ, phụ vương của Zuko, Hỏa vương Ozai xem anh là đồ thất bại hoàn toàn và Zuko cảm thấy mình phải bắt được Thế thần để lấy lại danh dự. Theo thời gian, Zuko đấu tranh nội tâm để đối phó với sự tức giận của mình, sự tự thương hại và các mối quan hệ gia đình, trong khi đó, anh dấy lên sự thông cảm đối với những kiếp người đã bị quốc gia của mình đàn áp. Trong Quyển Ba, anh đã chống lại Hỏa Quốc và tham gia Đội Thế thần để dạy cậu hỏa thuật. Vào lúc cuối cùng của loạt phim, anh trở thành tân Hỏa vương.
  • Iroh (Hán tự: 艾洛, Ngải Lạc, lồng tiếng bởi Iwamatsu Mako trong Quyển Một và Hai, Greg Baldwin trong Quyển Ba) là một tướng quân Hỏa Quốc đã về hưu, được biết đến với danh hiệu Con Rồng Trời Tây, là hoàng bá và người thầy cho hoàng tử Zuko. Iroh là người danh chính ngôn thuận được thừa kế ngai vàng của Hỏa Quốc cho đến khi em trai Ozai tiến hành đoạt ngôi sau khi Hỏa vương Azulon băng hà. Bên ngoài, Iroh là một ông già vui vẻ, lạc quan hơi lập dị, nhưng thực sự ông vẫn còn là một chiến binh quyền năng và là người cha thay thế tận tụy của Zuko. Iroh là một thành viên đầu não của Hội Bạch Liên - tổ chức xã hội bí mật của những người từ tất cả các quốc gia và giúp giành lại Ba Sing Se trong đêm kết thúc của loạt phim. Không giống như hầu hết các hỏa nhân khác, Iroh không sử dụng sự giận dữ để làm nguồn gốc cho sức mạnh của mình, thay vào đó ông sử dụng kỹ năng ngự hỏa thuần túy đã học được từ loài rồng. Ông cũng là một trong các hỏa nhân với khả năng hiếm tạo ra cũng như chuyển hướng tia sét, một kỹ thuật mà ông tự phát triển.
  • Suki (Hán tự: 蘇琪, Tô Kỳ, lồng tiếng bởi Jennie Kwan) là thủ lĩnh mười lăm tuổi của nhóm Chiến binh Kyoshi và là thành viên sau cùng tham gia sứ mệnh của Aang. Được giới thiệu rất sớm vào những tập đầu tiên tại quê nhà của cô trên đảo Kyoshi, cô xuất hiện trên hai lần, một lần nữa ở Quyển Hai, về sau gia nhập Đội Thế thần sau khi SokkaZuko giải cứu cô khỏi một nhà tù của Hỏa Quốc trong Quyển Ba. Giống như Sokka, cô không phải là một ngự nhân nhưng là một chiến binh thao lược có thể tự thân xử lý linh hoạt trong các trận chiến bằng kiếm, quạt thép, và kỹ năng nhào lộn. Đến cuối phim, cô là mối tình quan tâm hiển nhiên của Sokka.
  • Zhao (Hán tự: , Triệu, lồng tiếng bởi Jason Isaacs) là đô đốc của Hải quân Hỏa Quốc, đóng vai trò phản diện chính trong Quyển Một. Ông ta là một hỏa sư và là một trong những người mạnh nhất ở Hỏa Quốc. Zhao tìm cách trở thành một anh hùng Hỏa Quốc và đi vào lịch sử đất nước mình như một huyền thoại. Để đạt được mục tiêu này, Zhao sẵn sàng đi đến bất kể mọi đích thậm chí giết chết thần linh.
  • Azula (Hán tự: 阿祖拉, A Tổ Lạp, lồng tiếng bởi Grey DeLisle) là công chúa mười bốn tuổi của Hỏa Quốc. Là hoàng muội của Zuko và một trong những nhân vật phản diện chủ đạo của loạt phim. Azula là một thần đồng hỏa thuật và là một trong số ít hỏa nhân đương thời có thể triệu tập tia sét, cô cũng là nhân vật hỏa nhân duy nhất trong chương trình đạt đến trình độ lửa xanh, một hình thức nâng cao của hỏa thuật. Cô không hề có chút e sợ trong việc bắt nạt và đe dọa người thân của mình, và đặt lòng trung thành tuyệt đối vào phụ vương. Cô chính thức xuất hiện ở phần cuối của Quyển Một, mặc dù cô đã xuất hiện trong cảnh nền của một tập phim trước đó.
  • Long Feng (Hán tự: 龍鳳, Long Phụng, lồng tiếng bởi Clancy Brown) là Nội các Đại thần Ba Sing Se, người đứng đầu Dai Li, và là nhân vật đồng phản diện trong Quyển Hai. Với vai trò là quan cố vấn thân cận nhất của Thổ vương Kuei, Long Feng che dấu mọi sự thật về Chiến tranh Trăm Năm bên trong các bức tường thành trong khi Dai Li thay thế quyền lực của nhà vua đối với dân chúng. Long Feng bất chấp mọi giá để duy trì quyền lực thống trị của mình khắp Ba Sing Se, và không từ mọi thủ đoạn như tẩy não, bắt cóc, đe dọa và thủ tiêu.
  • Ozai (Hán tự: 敖載, Ngao Tái, lồng tiếng bởi Mark Hamill) là người thống trị của Hỏa Quốc trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Trăm Năm, là phụ vương của ZukoAzula, hoàng đệ của Iroh, và là nhân vật phản diện của loạt phim. Cũng như tất cả các thế hệ Hỏa vương trước, Ozai là một hỏa sư, và trong thời điểm hồi kết của cuộc chiến, ông ta được tin rằng là một trong những hỏa nhân quyền năng nhất thế giới. Ozai sẵn sàng bất chấp đến cùng để đạt được tham vọng thống trị thế giới, thậm chí hy sinh thần dân của mình và tiến hành cuộc diệt chủng toàn diện.

Sự tiếp nhận[]

Đánh giá[]

Khi chương trình ra mắt, nó đã được đánh giá là loạt phim truyền hình hoạt hình có khán giả nhiều nhất,[32] các tập phim mới trung bình thu hút 3,1 triệu người xem.[32] Một chương trình đặc biệt một tiếng đồng hồ mang tên "The Secret of the Fire Nation" (Bí mật của Hỏa Quốc) được phát sóng vào ngày 15 tháng 9 năm 2006, bao gồm "The Serpent's Pass" và "The Drill", thu hút một lượng 4,1 triệu khán giả. Theo thống kê của Nielsen Media Research, tập đặc biệt là chương trình truyền hình cáp hay nhất trong những chương trình phát sóng tuần đó.[33] Trong năm 2007, Avatar đã được chuyển cho hơn 105 quốc gia trên toàn thế giới, và là một trong những chương trình được đánh giá hàng đầu của Nickelodeon. Bộ phim được xếp hạng hàng đầu trên Nickelodeon ở Đức, Indonesia, Malaysia, Bỉ, và Colombia.[34]

Tập cuối của loạt phim, Sozin's Comet: The Final Battle, nhận được xếp hạng cao nhất của loạt. Buổi chiếu ra mắt 19 tháng 7 năm 2008 của nó trung bình thu hút 5,6 triệu người xem, cao hơn 95% so với Nickelodeon đã nhận được vào giữa tháng 7 năm 2007.[35] Trong tuần lễ 14 tháng Bảy, nó được xếp hạng chương trình được xem nhiều nhất cho các khán giả dưới 14 tuổi.[36][37] Sozin's Comet cũng xuất hiện trên danh sách top 10 các tập phim truyền hình bán chạy nhất của iTunes trong tuần đó.[38] Sự phổ biến của Sozin's Comet cũng ảnh hưởng đến các phương tiện truyền thông trực tuyến, "Rise of King Phoenix", một trò chơi trực tuyến trên Nick.com dựa trên Sozin's Comet, tạo ra gần 815.000 lượt chơi trong vòng ba ngày.[39]. IGN liệt kê hoàn thiện cả loạt phim vào vị thứ 35 trong danh sách Top 100 Chương trình Hoạt hình Truyền hình[40]

Giải thưởng và đề cử[]

Giải thưởng Chung cuộc
Giải Pulcinella 2005[41]:
Loạt phim truyền hình hành động/Phiêu lưu hay nhất Đoạt giải
Loạt phim truyền hình hay nhất Đoạt giải
Giải Annie lần thứ 33[42]:
Sản xuất hoạt hình truyền hình hay nhất Đề cử
Cốt truyện trong sản xuất hoạt hình truyền hình (dành cho tập phim "The Deserter") Đoạt giải
Kịch bản trong sản xuất hoạt hình truyền hình (dành cho tập phim "The Fortuneteller") Đề cử
Giải Annie lần thứ 34[43]:
Nhân vật trong sản xuất truyền hình (dành cho tập phim "The Blind Bandit") Đoạt giải
Đạo diễn trong sản xuất hoạt hình truyền hình (dành cho tập phim "The Drill") Đoạt giải
Giải Annie lần thứ 36[44]:
Sản xuất chương trình truyền hình hay nhất dành cho thiếu nhi (dành cho tập phim "The Blind Bandit") Đoạt giải
Đạo diễn trong sản xuất hoạt hình truyền hình (Joaquim Dos Santos cho tập phim "Sozin's Comet, Phần 3: Into the Inferno") Đoạt giải
Giải Genesis 2007:
Chương trình nổi bật dành cho thiếu nhi (dành cho tập phim "Appa's Lost Days") Đoạt giải
Giải Emmy giờ vàng:
Chương trình hoạt hình nổi bật (dành cho tập phim "City of Walls and Secrets") Đề cử
Giải thưởng thành tựu cá nhân (Kim Sang-Jin cho tập phim "Lake Laogai") Đoạt giải
Giải thiếu nhi bình chọn Nickelodeon 2008:
Phim hoạt hình được yêu thích[45]. Đoạt giải
Annecy 2008:
Loạt phim truyền hình (đạo diễn Joaquim Dos Santos cho tập phim "The Day of Black Sun, Phần 2: The Eclipse")[46] Đề cử
Giải Golden Reel lần thứ 56:
Hiệu chỉnh âm thanh tốt nhất trong một hoạt hình truyền hình (dành cho tập phim "Sozin's Comet, Phần 4: Avatar Aang")[47] Đề cử
Giải Peabody 2009:
Các nhân vật phức tạp bất thường và sự tôn trọng lành mạnh cho những hậu quả của chiến tranh[48]. Đoạt giải

Anime hay là hoạt hình?[]

Cuộc tranh luận về việc Avatar được xem là một anime gây nhiều tranh cãi, một nhà phê bình nhận xét ​​rằng "Avatar làm mờ ranh giới giữa anime và phim hoạt hình trong nước (Mỹ) cho đến khi nó trở nên không thuộc loại nào". Avatar có nhiều tính năng điển hình của anime, chẳng hạn như một bảng màu riêng biệt từ hầu hết các phim hoạt hình Mỹ.

Spirited Away

Chihori và Kohaku, hai nhân vật từ bộ phim hoạt hình Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn của Miyazaki Hayao, một ảnh hưởng lớn trên Avatar: The Last Airbender.

Anime hay nhất luôn cân bằng một chuỗi hành động tuyệt vời kèm với sự hài hước và cảm xúc, là điều chúng tôi cố gắng để làm nên Avatar. Chúng tôi yêu thích tất cả các bộ phim của Miyazaki Hayao, đặc biệt là Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồnCông chúa Mononoke. Cả hai bộ phim đều có thần linh và môi trường trong cùng một cách giải trí. Ngoài ra, có rất nhiều hình ảnh động tuyệt vời.

Bryan KonietzkoMichael Dante DiMartino xác nhận ảnh hưởng đặc biệt của anime trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí.

Theo một cuộc phỏng vấn với các họa sĩ sĩ của Avatar, thiết kế của Appa dựa trên Catbus trong My Neighbor Totoro, do nhiệm vụ đặc thù của việc tạo ra một động vật có vú với sáu chân.

Avatar lấy cảm hứng từ Cowboy BebopSamurai Champloo của Shinichiro Watanabe, cũng như FLCL (Fooly Cooly) của Gainax. Các hãng phim khác nhau từ nguồn cảm hứng đã được rút ra bao gồm Studio 4 °C, Production IG, và Studio Ghibli. Bryan đã nhận xét rằng một số cảnh trận đấu của Watanabe được yêu mến nhất là các cuộc chiến giữa Spike Spiegel của Bebop và kẻ buôn lậu thuốc phiện trong "Asteroid Blues" cũng như cuộc đấu tay đôi của giữa Mugen và một nữ võ sĩ Jojutsu bị mù trong tập "Elegy of Entrapment (Đoạn 2)" của Champloo. Đạo diễn của Avatar Giancarlo Volpe cũng yêu cầu các nhân viên "được lệnh mua FLCL và xem mỗi tập phim của nó."

Phương tiện truyền thông khác[]

Quảng cáo và tiếp thị[]

LEGO Avatar

Hai bộ trò chơi LEGO, một chiếc tàu của Hỏa Quốc và một ngôi khí tự.

Sự thành công của Avatar đã dẫn đến một số quảng bá có quy mô lớn với công ty bên thứ ba, chẳng hạn như Burger King và Upper Deck Entertainment. Những chiếc tàu lượn siêu tốc có chủ đề Avatar tại Kings Island và Nickelodeon Universe trong Mall of America cũng xuất hiện. Trong thời gian phát sóng chương trình, Nickelodeon xuất bản hai số đặc biệt của Nick Mag Presents hoàn toàn dành riêng cho chương trình. Nhiều thành viên khác nhau của các nhân viên Avatar và dàn diễn viên đã xuất hiện tại hội nghị San Diego Comic-Con Quốc tế 2006, trong khi Michael Dante DiMartino và Bryan Konietzko xuất hiện với nhà cố vấn võ thuật Sifu Kisu tại Pacific Media Expo vào ngày 28 tháng 10 năm 2006. Avatar cũng có một dòng áo thun (T-shirt) riêng, bộ trò chơi LEGO, đồ chơi, trò chơi trao đổi thẻ,[49] một bộ truyện tranh phim, và ba trò chơi điện tử. Cũng trong tháng 9, Avatar: Legends of the Arena, một game MMO[50] được phát hành trực tuyến.

Avatar Airbender MOA

Chiếc tàu lượn siêu tốc mang tên "Thế thần phong nhân" tại Mall of America, Nickelodeon Universe.

Fisher-Price sản xuất tượng đồ chơi hành động đã gây ra một số tranh cãi về việc bỏ qua thiết kế dành cho các nhân vật nữ.[51] Mattel đã tiết lộ thông tin rằng họ đã xem xét vai trò quan trọng của Katara trong chương trình, và rằng cô sẽ được bao gồm trong các loại tượng hình cho một bản phát hành giữa năm 2007.[52] Tuy vậy nó cuối cùng không được phát hành, bởi vì toàn bộ dây chuyền đã bị hủy bỏ trước khi cô có thể được sản xuất.

Các giám đốc điều hành Nickelodeon đã cho ra những kế hoạch lạc quan về các chiến lược tiếp thị sắp tới liên quan đến Avatar. Chủ tịch Nickelodeon Cyma Zarghami công khai tuyên bố niềm tin của ông rằng nhượng quyền thương mại "có thể trở thành của Harry Potter".[53] Họ hy vọng người tiêu dùng bỏ ra khoảng 121 triệu đôla trong năm 2007, tăng lên đến 254 triệu đôla vào năm 2009.[53] Các kế hoạch tiếp thị được trùng hợp với việc phát hành của bộ phim hành động thực đầu tiên dựa trên bộ truyện này trong năm 2010, là bộ phim đầu tiên trong bộ ba tác phẩm.[53]

Phim truyện[]

Bài chi tiết: The Last Airbender

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2007, Paramount Pictures' MTV Films và Nickelodeon Movies đã thông báo họ đã ký hợp đồng với M. Night Shiamalan để viết, biên đạo và sản xuất bộ ba phim hành động thực dựa trên loạt phim; phim thứ nhất của bộ ba bao gồm các cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong Quyển Một.[54] Bộ phim đã từng rơi vào một vụ tranh chấp thương hiệu với Avatar của James Cameron về quyền sở hữu tiêu đề,[55][56] và kết quả là bộ phim đã đổi tên tựa đề đơn giản là The Last Airbender. Nó được phát hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2010. Shiamalan đã bị cuốn hút vào loạt phim vì cảm hứng võ thuật và chủ đề thần linh, sau khi được giới thiệu về chương trình bởi con của ông.[57] Quay phim bắt đầu vào tháng 3 năm 2009, diễn ra tại Philadelphia và Greenland. Nhà sản xuất Frank Marshall nói rằng bộ phim có thể được dời về sau trong năm 2010 hoặc thậm chí đến đầu năm 2011, và một số cảnh phim có thể xảy ra ở vùng Viễn Đông.

Film - The Last Airbender Poster 1

Áp phích quảng cáo cho The Last Airbender.

Theo một cuộc phỏng vấn với các nhà đồng sáng lập trong Tạp chí SFX, Shiamalan đã xem qua Avatar khi con gái của ông muốn trở thành Katara trong lễ Halloween. Trong sự tò mò, Shiamalan nghiên cứu và theo dõi loạt phim với gia đình của mình. "Xem Avatar đã trở thành một sự kiện gia đình trong nhà của tôi ... vì vậy chúng tôi đang tìm kiếm làm thế nào để câu chuyện tiến triển trong mùa thứ ba", Shiamalan nói. "Khi tôi nhìn thấy thế giới tuyệt vời mà Mike và Bryan tạo ra, tôi biết nó sẽ tạo ra một bộ phim tính năng tuyệt vời".

Các nhà đồng sáng lập Mike DiMartinoBryan Konietzko bày tỏ ý kiến của họ trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến M. Night Shiamalan trong viết kịch bản, chỉ đạo và sản xuất bộ phim. Hai nhà biểu dương nhiệt tình vượt quá cả quyết định của Shiamalan để thích ứng, khẳng định rằng họ ngưỡng mộ công việc của ông và ngược lại, ông tôn trọng tác phẩm của họ.[58] M. Night Shiamalan cho biết ông sẽ viết bộ phim thứ hai trong khi chuẩn bị ra mắt bộ phim đầu tiên. James Newton Howard, người đã sáng tác tất cả các bộ phim của Shiamalan kể từ Giác Quan Thứ Sáu, sẽ biên soạn The Last Airbender.

Shiamalan ban đầu chỉ định các vai diễn của Aang cho diễn viên võ sinh Karate người Texas Noah Ringer, Sokka cho Jackson Rathbone (Chạng vạng); Katara cho Nicola Peltz (Deck the Halls); và Zuko cho Jesse McCartney.[59] Vai diễn của các diễn viên da trắng gây ra phản ứng tiêu cực từ các fan hâm mộ được đánh dấu bởi những cáo buộc phân biệt chủng tộc, một chiến dịch viết thư, và cuộc biểu tình bên ngoài của một cuộc gọi diễn xuất tại Philadelphia cho tính năng bổ sung bộ phim. Rathbone đã bác bỏ các khiếu nại, nói rằng "Tôi nghĩ nó là một trong những điều mà tôi đã kéo tóc của tôi lên, cạo râu hai bên và tôi chắc chắn cần một làn da sạm. Đó là một trong những thứ, hy vọng, khán giả sẽ hoãn lại sự nghi ngờ một chút". Trong tháng 2 năm 2009, Dev Patel thay thế McCartney, người có các chuyến du lịch bắt đầu từ mâu thuẫn với một kế hoạch khởi động cho các diễn viên được đào tạo võ thuật.[60][61] Aasif Mandvi vào vai Hạm trưởng Zhao, Shaun Toub vào vai hoàng bá Iroh, Cliff Curtis vào vai Hỏa vương Ozai và Keong Sim đã diễn xuất trong vai trò của một thổ nhân.[62]

Trò chơi[]

Bài chi tiết: Danh sách trò chơi Avatar

Một trò chơi điện tử cho tác phẩm bộ ba về Avatar đã được tạo ra. Avatar: The Last Airbender, trò chơi điện tử, đã được phát hành vào ngày 10 tháng 10 năm 2006. Avatar: The Last Airbender - The Burning Earth được phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2007. Avatar: The Last Airbender - Into the Inferno đã được phát hành vào ngày 13 tháng 10 năm 2008. Ba trò chơi được dựa trên các mùa một, hai và ba, tương ứng. Người chơi có thể lựa chọn nhân vật và hoàn thành nhiệm vụ để đạt được kinh nghiệm và thúc đẩy cốt truyện. Mặc dù có những đánh giá không mấy quan trọng, các trò chơi đã làm rất tốt trong thương mại, ví dụ, Avatar: The Last Airbender là top trò chơi Nickelodeon bán chạy hàng đầu của THQ trong năm 2006 và thậm chí đạt đến trạng thái "Nóng nhất" của Sony CEA.[63]

Avatar: Legends of the Arena, một trò chơi điện tử nhập vai trực tuyến đa người chơi cho hệ điều hành Microsoft Windows ra mắt vào ngày 25 tháng 9 năm 2008 bởi Nickelodeon.[64] Mỗi người chơi có thể để tạo ra nhân vật của mình, chọn một quốc gia, và để tương tác với những người khác trên toàn cầ.u[64][65][66]

Tam khoa[]

  • Cả ba quyển của loạt phim đều bắt đầu bằng cảnh trên một con thuyền hoặc tàu: Sokka và Katara trên thuyền đi câu cá mở màn tập "The Boy in the Iceberg"; một con thuyền một cột buồm chở sư phụ Pakku và Đội Thế thần mở màng tập "The Avatar State"; và Aang đang dần tỉnh khỏi cơn hôn mê trên một con tàu tuần dương Hỏa Quốc ở tập "The Awakening".

Chú thích[]

  1. Vasconcellos, Eduardo (6 tháng 9, 2007). “Phỏng vấn: Bryan Konietzko và Michael Dante Dimartino của Avatar”. IGN. Truy cập 21 tháng 7 năm 2014.
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 DiMartino, Michael Dante; Konietzko, Bryan. “Trong các Nguyên tố của Họ”, số ra Winter 2006, trang 6.
  3. 3,0 3,1 3,2 Mark Lasswell, “Các Ngôi sao Kung Fu Anime, Bo”, New York Times, 25 tháng 8 năm 2005. Truy cập 2 tháng 12 năm 2006.
  4. 4,0 4,1 “Nguyên tố của Shiamalan trong "Airbender"”. Báo cáo Hollywood. Nielsen Business Media, Inc. (9 tháng 1 năm 2007). Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
  5. The Boy in the Iceberg”. Avatar: The Last Airbender. IGN (21 tháng 2 năm 2005). Truy cập 21 tháng 7 năm 2008.
  6. “Sozin's Comet”. Avatar: The Last Airbender. TV Guide. Truy cập 21 tháng 7 năm 2008.
  7. “BitTorrent Ra mắt Nền tảng Tải về”, worldscreen, 26 tháng 2 năm 2007. Truy cập 19 tháng 3 năm 2007. Bản chính được lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2008.
  8. Tony (10 tháng 6 năm 2005). “Aang vị Thế thần, anh hùng mới nhất của bọn trẻ”. TV.com Tracking. Media Life. Truy cập 10 tháng 12 năm 2006.
  9. “Giới thiệu tóm tắt: Kết thúc hoành tráng của Avatar”, 18 - 24 tháng 12, 2006, trang 12.
  10. 10,0 10,1 Carlsbad (24 tháng 1 năm 2006). “Bài viết trên Sự ra mắt Trò chơi thẻ Avatar. PR Newswire. Truy cập 3 tháng 12 năm 2006.
  11. 11,0 11,1 Mùa phim thứ ba bao gồm 21 tập phim bắt đầu phát sóng từ 21 tháng 9, 2007
  12. Avatar: Đồ chơi và Trò chơi”. Cửa hàng Nickelodeon. Nickelodeon, Inc.. Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
  13. “Thẻ giao dịch trò chơi”. Nickelodeon. Truy cập 24 tháng 3 năm 2008. [liên kết hỏng]
  14. “Thẻ giao dịch trò chơi Avatar: The Last Airbender. BoardGameGeek. Truy cập 24 tháng 3 năm 2008.
  15. “Trò chơi điện tử Avatar: The Last Airbender. Nick.com. Nickelodeon. Truy cập 22 tháng 3 năm 2008.
  16. “Avatar: The Last Airbender — The Burning Earth” định dạng (Flash). Nickelodeon. Truy cập 13 tháng 3 năm 2008.
  17. “IGN.com: Avatar: The Burning Earth”. IGN. Truy cập 13 tháng 3 năm 2008.
  18. Jim Cordeira (21 tháng 8 năm 2006). “THQ Công bố Hội nghị Trò chơi”. Gaming Age. Truy cập 3 tháng 12 năm 2006.
  19. “AvatarSpirit.net : Avatar: The Last Airbender — Hội họa của Loạt phim Hoạt hình”. Nickelodeon. Truy cập 18 tháng 1 năm 2010.
  20. “Nickelodeon thiết lập dẫn xuất 'Last Airbender' cho năm 2011”, 21 tháng 7, 2010.
  21. Clark, Craig J. (17 tháng 10 năm 2007). “Sơ bộ -- Avatar: The Last Airbender”. Tạp chí Hoạt hình Thế giới, Animation World Magazine, Inc.. Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
  22. “Sneak Peak về Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. Truy cập 10 tháng 12 năm 2006.
  23. 23,0 23,1 23,2 “Trang Điện tử Chính Thức Avatar: The Last Airbender của Nickelodeon”. Nick.com. Bản chính lưu trữ 23 tháng 10 năm 2007. Truy cập 2 tháng 12 năm 2006.
  24. “Cuộc phỏng vấn với những nhà Sáng lập”. NickSplat.com (12 tháng 10 năm 2005). Bản chính lưu trữ 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập 2 tháng 12 năm 2006.
  25. 25,0 25,1 25,2 KTChong. “Văn bản Thư pháp trong Avatar. Distant Horizon. Truy cập 2 tháng 12 năm 2006.
  26. “Edwin Zane — Danh mục Phim”, New York Times. Truy cập 14 tháng 2 năm 2009.
  27. “IGN: Phỏng vấn: Bryan Konietzko và Michael Dante DiMartino của Avatar. IGN (6 tháng 9 năm 2007). Truy cập 24 tháng 9 năm 2007.
  28. David-Neel, Alexandra. Magic and Mystery in Tibet. New York: Dover Publications, Inc., 1971 (ISBN 0-486-22682-4), p. 124
  29. Miller, Dan (1994). “Cách đi thành vòng Nâng cao: Luyện tập Để Thi đấu”. Pa Kua Chang Journal. Bát Quái chưởng, Trang web của Sifu Park Bok-Nam. Truy cập 7 tháng 5 năm 2008.
  30. Cartmell, Tim. “Giới thiệu về Bát Quái chưởng”. Võ công Thần Vật. Truy cập 7 tháng 5 năm 2008.
  31. “Câu hỏi khán giả và Trả lời Phần 2 tại San Diego Comi-con 2006” định dạng (WMV). Flaming June. Truy cập 7 tháng 5 năm 2008.
  32. 32,0 32,1 Bynum, Aaron H. (30 tháng 6 năm 2006). “Avatar: Mùa 3”. Animation Insider. Truy cập 16 tháng 12 năm 2006.
  33. Bynum, Aaron H. (20 tháng 9 năm 2006). “Đánh giá "Secret of the Fire Nation"”. Animation Insider. Truy cập 16 tháng 12 năm 2006.
  34. “Aang đã Sẵn sàng để Hạ gục Hỏa Quốc trong ngày Tối tăm nhất Năm trong tập "Day of Black Sun" của Avatar, phát sóng vào Thứ Sáu, 30 tháng 11 trên Nickelodeon”. Viaco (14 tháng 11 năm 2007). Bản chính lưu trữ 5 tháng 1 năm 2008. Truy cập 6 tháng 5 năm 2008.
  35. “Nickelodeon's Avatar: The Last Airbender thắng các Chương trình mọi Thời đại”. News Blaze (22 tháng 7 năm 2008). Truy cập 13 tháng 3 năm 2009.
  36. Diaz, Glenn L.. “19 triệu lượt dành cho Tuần lễ "Avatar" Đặc biệt”. Buddytv.com. Truy cập 30 tháng 11 năm 2008.
  37. Luna, Kyle. “Phần cuối loạt phim hoạt hình "AVATAR" trên Nick ghi được Đánh giá cao”. Animationinsider.net. Truy cập 30 tháng 11 năm 2008.
  38. “iTunes — Sozin's Comet”. Apple Inc.. Truy cập 24 tháng 7 năm 2008.
  39. Ball, Ryan (23 tháng 7 năm 2008). “Avatar trên Nick Nhận được Đánh giá cao”. Tạp chí Hoạt hình. Truy cập 24 tháng 7 năm 2008.
  40. “IGN - 35: Avatar: The Last Airbender”. Tv.ign.com. Truy cập 4 tháng 4 năm 2011.
  41. Ball, Ryan (3 tháng 5 năm 2005). “Hoạt hình trên Bay Picks Winners”. Animation Insider. Truy cập 8 tháng 12 năm 2007.
  42. “Giải thưởng: Di tặng - Giải thưởng Annie thường niên lần thứ 33”. International Animated Film Society (9 tháng 2 năm 2005). Truy cập 26 tháng 4 năm 2008.
  43. “Giải thưởng: Di tặng - Giải thưởng Annie thường niên lần thứ 34”. International Animated Film Society (9 tháng 2 năm 2006). Truy cập 26 tháng 4 năm 2008.
  44. “Giải thưởng Annie 2008: Dành cho sự xem xét của bạn”. Giải thưởng Annie. Truy cập 2 tháng 12 năm 2008.
  45. “Những ứng viên thắng cuộc "Giải Thiếu nhi Bình chọn" Nickelodeon 2008”. BumpShack (29 tháng 3 năm 2008). Truy cập 7 tháng 5 năm 2008.
  46. “Annecy 2008 - Sự lựa chọn Chính thức”. Annecy 2008 (14 tháng 3 năm 2009). Bản chính lưu trữ 14 tháng 3 năm 2009. Truy cập 7 tháng 5 năm 2008.
  47. “Giải Golden Reel lần thứ 56 - Những đề cử Truyền hình”. Motion Picture Sound Editors (2009). Truy cập 31 tháng 1 năm 2009.
  48. “Peabody 2008”. Giải thưởng Peabody. Truy cập 20 tháng 6 năm 2009.
  49. Trò chơi trao đổi thẻ Avatar[liên kết hỏng]
  50. “Nickelodeon Ra mắt Trò chơi Trực tuyến Toàn cầu Đa người dùng vào Tháng 9”. Press Release. Viacom (25 tháng 7 năm 2008). Truy cập 1 tháng 8 năm 2008.
  51. “Phát âm: Một Lá thư Ngỏ gửi đến Mattel”. OAFE (28 tháng 7 năm 2007). Truy cập 13 tháng 9 năm 2008.
  52. “Live Journal”.
  53. 53,0 53,1 53,2 Lieberman, David. “Nick ghim hy vọng trên Avatar, USA Today, 20 tháng 9 năm 2007. Truy cập 16 tháng 4 năm 2008.
  54. “M. Night Shiamalan đạo diễn "Avatar: The Last Airbender"”. Mania.com. Truy cập 5 tháng 8 năm 2010.
  55. Pamela McClintock, “'Avatar' của Shiamalan cũng trên màn ảnh lớn”, Tạp chí Variety, 8 tháng 1, 2007. Truy cập 9 tháng 1, 2007.
  56. Stephenson, Hunter (15 tháng 4 năm 2008). “The Last Airbender của M. Night Shiamalan Đã có Ngày Ra mắt, Biên đạo Cập nhật, "Avatar" bị cắt giảm khỏi Tựa đề”. /FILM. Truy cập 29 tháng 6 năm 2008.
  57. Rachel Abramowitz, “Shiamalan Giới thiệu bí mật của Airbender”, Los Angeles Times, 28 tháng 1, 2010. Truy cập 21 tháng 11, 2010. “M. Night Shiamalan có cảm nhận về ‘Airbender’: ‘Nó sẽ tạo ra một bộ phim sát khách’”
  58. Mike Szymanski, “Nhà sáng lập Avatar Biểu dương Night”, Sci Fi Wire, 17 tháng 3, 2007. Truy cập 17 tháng 3, 2006. [liên kết hỏng]
  59. Sperling, Nicole (10 tháng 12 năm 2008). “Shiamalan chỉ định dàn diễn viên của mình trong 'The Last Airbender' | EW.com”. Hollywoodinsider.ew.com. Truy cập 5 tháng 8 năm 2010.
  60. Michael Fleming, “Shiamalan cast floats on 'Air'”, Tạp chí Variety, 1 tháng 2 năm 2009. Truy cập 1 tháng 2 năm 2009.
  61. “Ngôi sao Triệu Phú Ổ Chuột tham gia The Last Airbender| /Film”. Slashfilm.com (1 tháng 2 năm 2009). Truy cập 16 tháng 6 năm 2010.
  62. “Nhiều diễn viên trong Last Airbender của M. Night Shiamalan”, Sci Fi Wire, 13 tháng 3 năm 2009. Truy cập 13 tháng 3 năm 2009.
  63. Jose Liz (19 tháng 7 năm 2007). Avatar của THQ Đã Phát hành với 20 đôla”. Truy cập 18 tháng 10 năm 2007.
  64. 64,0 64,1 “Nickelodeon Công bố Avatar: The Legend of Aang, Avatarspirit.net. Truy cập 9 tháng 9 năm 2008.
  65. “Nickelodeon Ra mắt Avatar MMORPG Toàn Thế Giới trong Tháng 9”, Worlds in Motion. Truy cập 9 tháng 9 năm 2008.
  66. “Trang web Huyền thoại Thế thần Chính thức trên Nick.com”. Nickelodeon. Truy cập 14 tháng 9 năm 2008.


Xem thêm[]

Liên kết ngoài[]

fa:آواتار: آخرین بادافزار no:Avatar: Legenden om Aang

Advertisement