Thế thần toàn thư
Register
Advertisement
Thế thần toàn thư
25px-Padlock-olive.png 25px-CPrince_Headpiece_Good.png
Bài viết này tập trung vào tổng quan địa lý của thế giới Avatar. Để tìm bản đồ, xem Bản đồ thế giới Avatar.

Thế giới Avatar ban đầu được chia làm bốn quốc gia độc lập: Phong Tộc, Thủy Tộc, Thổ QuốcHỏa Quốc, tuy nhiên theo sau Phong trào Khôi phục Hòa bình đã mở đường thành lập nên Cộng Hòa Thống Nhất là quốc gia thứ năm.

Mỗi địa phương đều có tính chất đặc thù về địa lý tự nhiên, địa hình, khí hậu, và nhân khẩu học phù hợp với chất lượng hoặc thuộc tính của nguyên tố tương ứng với quốc gia đó.

Phong Tộc có bốn ngôi tự nằm ở mỗi góc bắc, nam, đông, tây của Trái Đất. Có hai Thủy Tộc chính nằm ở phía bắc và phía nam của Thổ Quốc đại lục - quốc gia rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Hỏa Quốc nằm ở phía tây thế giới, là một quần đảo gồm nhiều núi lửa. Mỗi quốc gia có một mùa chủ yếu và địa lý tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến phong tục và tập quán của mỗi nước.

Địa điểm[]

Phong Tộc[]

Eastern Air Temple

Đông Phong Tự là nơi dành riêng cho các nữ phong nhân.

Đông Phong Tự[]

Bài chi tiết: Đông Phong Tự

Đông Phong Tự là một trong hai ngôi đền dành riêng cho cho các nữ phong nhân. Giống như những ngôi tự khác, cư dân ở đây hoàn toàn bị xóa sổ trong cuộc diệt chủng Phong Tộc. Guru Pathik cư trú tại đây một khoảng thời gian dài hàng nhiều năm, chờ Aang đến để ông có thể dạy cho cậu cách kiểm soát trạng thái Thế thần.[1]

Bắc Phong Tự[]

Bài chi tiết: Bắc Phong Tự

Bắc Phong Tự là một ngôi đền khác được xây dựng dành cho các vị tăng nam. Nó nằm trên những tầng cao phía bắc của Thổ Quốc, được xây dựng trên những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng. Ngôi đền cũng là một nạn nhân trong thảm họa diệt chủng Phong Tộc, cùng với những ngôi khí tự khác. Vào năm 100 SDC, nơi đây được biết đến là nơi cư ngụ của những người dân tị nạn Thổ Quốc do người thợ máy dẫn đầu. Đến thời điểm đó, nơi đây trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng.[2]

Nam Phong Tự[]

Southern Air Temple outlook

Nam Phong Tự là ngôi nhà thời thơ ấu của Thế thần Aang.

Bài chi tiết: Nam Phong Tự

Nam Phong Tự là một trong bốn thánh địa của những cư dân du mục Phong Tộc. Nó đặt tại vị trí rất gần so với Nam Thủy Tộc và là ngôi đền dành riêng cho các nam tăng. Đáng chú ý đây là ngôi nhà thời thơ ấu của Thế thần Aang[3] cũng như là nơi mà Thế thần Roku học phong thuật.

Tây Phong Tự[]

Bài chi tiết: Tây Phong Tự

Tây Phong Tự cũng như Đông Phong Tự là nơi dành riêng cho nữ giới. Nó tọa lạc ở dãy núi trên hòn đảo phía bắc của Hỏa Quốc. Không giống như những ngôi khí tự khác, ngôi đền này bao gồm nhiều tiểu phần và công trình kiến trúc nhỏ chỉ đơn thuần là để tạo nét tương phản với ngọn tháp lớn độc đáo ở trung tâm. Nó cũng là một nạn nhân trong cuộc diệt chủng Phong Tộc - nạn thảm sát toàn bộ cư dân bổn tộc. Đáng chú ý rằng Tây Phong Tự có sự tương phản với ba ngôi đền khác, nó nằm bên dưới bờ của một vực thẳm, trái ngược với những ngôi đền còn lại được đặt trên đỉnh núi cao. Và những ngọn tháp dường như được xây dựng theo hướng lật ngược xuống và vì thế ngôi tự này nhìn chung khó khăn trong việc xác định vị trí với những vị khách đi qua đây.[4]

Thủy Tộc[]

Đầm lầy Sương Ảnh[]

Bài chi tiết: Đầm lầy Sương Ảnh

Đầm lầy rộng trải ra xa bờ bên ngoài của bộ tộc, vùng đất ẩm ướt khổng lồ và huyền bí này chiếm một phần đáng kể diện tích của khu vực tây nam Thổ Quốc. Nó cung cấp nơi cư trú lý tưởng cho Đầm Sương Tộc, những người có nguồn gốc từ Thủy Tộc phương Nam. Đầm lầy có mảng phong phú hệ động thực vật, nhưng thực chất cây cối ở đây là một chuỗi rễ kết nối với một cây lớn duy nhất ở trung tâm - cây đa khổng lồ hình tháp.[5]

Bắc Thủy Tộc[]

Tập tin:Entrance.png

Thành trì Bắc Thủy Tộc được dựng lên bên trong những bức tường băng đồ sộ và bao quanh bởi những dải băng lớn đặc trưng của kiểu địa hình lãnh nguyên khắc nghiệt.

Bài chi tiết: Bắc Thủy Tộc

Bắc Thủy Tộc là phân tộc lớn nhất của bổn quốc và nằm trên một hòn đảo gần Bắc Cực. Ngôi thành trì thủ đô phồn thịnh bên trong sự cô lập của nó.[6] Không có bất cứ cuộc tấn công nào của Hỏa Quốc dẫn đến kết quả bại trận cho bộ tộc trong suốt Chiến tranh Trăm Năm kể cả cuộc vây hãm Bắc Thành nổi tiếng.[7] Sau sự sụp đổ của Ba Sing Se, Bắc Thủy Tộc tự hào là thành trì lớn duy nhất còn lại trên thế giới không chịu sự kiểm soát của Hỏa Quốc về mặt pháp lý.

Nam Thủy Tộc[]

Bài chi tiết: Nam Thủy Tộc

Nam Thủy Tộc là một phân tộc nhỏ của Thủy Tộc. Dân cư ở đây phân bố rải rác trong các ngôi làng nhỏ và các khu định cư nằm trên một hòn đảo tại Nam Cực.[8] Không giống với bộ tộc kết nghĩa phát triển ở phương Bắc, người dân của Thủy Tộc phương Nam bị đẩy đấy bờ vực tuyệt chủng trong Chiến tranh Trăm Năm bởi những cuộc đột kích của Hỏa Quốc.[9] Tuy nhiên sau trận vây hãm Bắc Thành, một nhóm các tình nguyện viên du hành từ Bắc Thủy Tộc đến và giúp xây dựng lại người anh em phương nam của họ.[7] Qua tiến trình đó, miền Nam trải qua sự mở rộng rất lớn và tính đến thời điểm năm 171 SDC, nó có một thành phố cảng lớn làm thủ đô cùng với nhiều thành phố nhỏ và nhiều ngôi làng khác nằm rải rác xung quanh Nam Cực.[10]

Thổ Quốc[]

Khu vực trung tâm[]

Vịnh Trăng Rằm[]
Bài chi tiết: Vịnh Trăng Rằm

Vịnh Trăng Rằm là một vịnh nhỏ hẻo lánh ở hồ Đông, tọa lạc tại phía nam của Ba Sing Se. Nó là địa điểm của bến phà kín đáo mà những người dân tị nạn từ khắp khu vực nam của Thổ Quốc dừng chân để sang bờ Ba Sing Se bên kia.[11]

Đại Vực[]
Bài chi tiết: Đại Vực

Đại Vực là hẻm núi lớn nhất thế giới. Nó nằm tại những khu vực đá cứng vùng trung Thổ Quốc.[12]

Sa mạc Si Wong[]
Si Wong Desert

Sa mạc Si Wong là nơi khô và nóng nhất trên thế giới.

Bài chi tiết: Sa mạc Si Wong

Sa mạc Si Wong là sa mạc lớn nhất thế giới, được biết đến là nơi khô cằn nhất và nóng nhất và dường như không ai có thể vượt qua thành công. Nó có một lượng dân cư thưa thớt chủ yếu là Sa Tộc.[13]

Khu vực đông bắc[]

Ba Sing Se[]
Ba Sing Se

Ba Sing Se là thành trì lớn nhất trên thế giới, vượt xa bất cứ thành trì nào khác của tứ quốc.

Bài chi tiết: Ba Sing Se

Ba Sing Se là kinh đô vững chắc của Thổ Quốc, bao gồm gần như toàn bộ phần đông bắc của lãnh thổ. Nó là pháo đài duy nhất còn sót lại của Thổ Quốc sau khi Omashu bị chiếm đóng.[14] Ba Sing Se có nghĩa là "thành trì không thể xuyên thủng", một tham chiếu đầy tự hào đến hai bức tường thành đồ sộ của nó và cổng thành không có khớp nối nên không thể mở được bằng cách nào khác ngoại trừ thổ thuật.[15]

Đèo Rắn Biển[]
Bài chi tiết: Đèo Rắn Biển

Đèo Rắn Biển là một dải đất hẹp nằm giữa hồ Đông Tây nối hai nửa bờ nam bắc của Thổ Quốc. Nó là một trong rất ít những con đường trực tiếp dẫn đến kinh thành Ba Sing Se. Con đèo này được đặt tên theo con rắn biển canh giữ vùng eo hồ giữa phần đông và phần tây. Nơi đó, con đèo chìm xuống mặt nước với một độ sâu giới hạn. Những nghịch cảnh trên làm đèo Rắn Biển trở thành một giao lộ không có bóng người và thay vào đó hầu hết những người tị nạn dùng phà để đến Ba Sing Se.[11]

Khu vực Tây Bắc[]

Phố thương nhân[]
Bài chi tiết: Phố thương nhân

Phố thương nhân là một khu giao thương nhỏ nằm trên dãy núi phía tây bắc Thổ Quốc. Theo lịch sử, khu vực này từng là khu vực tàn sát phong nhân. Những người sống sót còn lại của cuộc diệt chủng đã bị những hỏa nhân lừa vào khu vực này khi họ nghe tin đồn về những thánh vật của Phong Tộc và kết cục những phong nhân này đã bị giết sạch trong một cuộc phục kích.[16]

Khu vực phía nam[]

Làng Chin[]
Chin Village center

Làng Chin bao quanh một quảng trường trung tâm lớn.

Bài chi tiết: Làng Chin

Làng Chin là một thị trấn nhỏ nằm trên vách núi đá vùng duyên hải phía tây nam của Thổ Quốc. Nó được đặt tên theo Chin Đại đế, một lãnh chúa và là một bá vương xâm lược gần như toàn bộ Thổ Quốc. Đây là nơi duy nhất tổ chức lễ hội "Ngày Thế thần", một lễ hội từng tổ chức để căm thù Thế thần nhưng giờ đây tổ chức để tôn vinh đúng theo ý nghĩa của tên gọi.[17]

Gaoling[]
Bài chi tiết: Gaoling

Gaoling là một thị trấn lớn nằm ở phía bên trong của dãy núi ở phía nam Thổ Quốc. Nơi đây là nhà của gia tộc Beifong giàu có và giải đấu Ngự thổ. Là một thị trấn cổ và tổ chức hoàn thiện, Gaoling có nhiều tầng lớp người dân cư trú, từ người rất giàu cho đến những người nghèo cùng. Bởi vì thị trấn không phải là một vị trí địa lý chiến lược cho nên nó vẫn giữ được hiện trạng yên bình và không bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh Trăm Năm. Điều này được chứng minh bởi thái độ của những cư dân sinh sống tại đây.[18]

Đảo Kyoshi[]
Bài chi tiết: Đảo Kyoshi

Đảo Kyoshi là một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển phía nam của Thổ Quốc, rải rác với nhiều ngôi làng nhỏ. Nơi đây nổi tiếng là quê hương của Thế thần Kyoshi và cũng là nhà của các chiến binh Kyoshi tinh nhuệ.[19] Hòn đảo được tạo lập khi Chin Đại đế đe dọa sẽ tấn công và xâm lược vùng bán đảo này. Thế thần Kyoshi đã tách bán đảo Kyoshi khỏi Thổ Quốc đại lục để giữ cho người dân của bà an toàn với những mối hiểm họa tương lai.[17]

Omashu[]
Omashu

Omashu được xây dựng trên đỉnh của ngọn núi do Oma tạo nên.

Bài chi tiết: Omashu

Omashu là thành trì lớn thứ hai của Thổ Quốc sau Ba Sing Se và là thủ phủ của tỉnh mà nó trực thuộc.[20] Tòa thành là một trong những pháo đài vĩ đại cuối cùng của Thổ Quốc trước khi nó rơi vào tay của Hỏa Quốc vài tháng trước khi kết thúc Chiến tranh Trăm Năm và cũng là nơi tiếp tế người và vũ khí. Trước khi Omashu bị xâm chiếm và đổi tên thành Tân Ozai,[14] ngôi thành được cai trị bởi vua Bumi. Trong Ngày Mặt Trời Đen, vua Bumi đã một tay giải phóng Omashu và tất cả những hỏa nhân phải tháo chạy khỏi thành phố trong sự bất lực.

Làng bình nguyên[]
Bài chi tiết: Làng bình nguyên

Làng bình nguyên nằm trên một vùng đồng cỏ khô cằn phía nam Thổ Quốc, phía tây của Sa mạc Si Wong. Đây không phải là một nơi lý tưởng để sống và ngôi làng hẻo lánh này là nhà của một vài nhân vật bất hảo, kể cả Gow cùng đồng bọn của hắn với danh nghĩa là binh lính Thổ Quốc, đã bắt nạt và bóc lột người dân phải làm theo những gì chúng muốn. Bọn chúng thường ép những người dân phải nhập ngũ vào quân đội Thổ Quốc và cướp bóc những người dân yếu hèn và như thế, thị trấn luôn sống trong nỗi sợ hãi và lo lắng bởi băng đảng này. Những người dân trong làng dường như ấp ủ lòng căm hận đối với Hỏa Quốc và một số ít người dân đã bỏ đi để chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm.

Trang trại lợn gia đình Lee nằm bên ngoài ngôi làng và là nhà của một cậu bé tên Lee sống cùng bố mẹ cậu ta.[21]

Khu vực phía tây[]

Động Uyên Ương[]
Bài chi tiết: Động Uyên Ương
Cave of Two Lovers

Động Uyên Ương được tạo nên từ dãy núi Kolau gần Omashu.

Nằm gần thành Omashu của Thổ Quốc, động Uyên Ương là một đường hầm bí mật băng qua dãy núi Kolau. Đường hầm thật ra là một mê cung khổng lồ bên dưới mặt đất với nhiều loài động vật nguy hiểm như dơi sóichuột chũi lửng.[22]

Làng nông[]
Bài chi tiết: Làng nông

Làng nông là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía tây Thổ Quốc. ZukoIroh đến ngôi làng này để Iroh có thể được điều trị chứng phát ban do cây hoa bạch ngọc gây ra.[22]

Gaipan[]
Bài chi tiết: Gaipan

Gaipan là một ngôi làng nhỏ nằm ở vùng trung Thổ Quốc. Sau khi bị Hỏa Quốc chiếm đóng, người dân đã di tản nơi khác ngay trước khi ngôi làng bị phá hủy bởi thảm họa lũ lụt.[23]

Làng mỏ[]
Bài chi tiết: Làng mỏ

Làng mỏ là một ngôi làng cỡ trung nằm tại vùng duyên hải phía tây bắc của Thổ Quốc. Cư dân ở đây sinh sống bằng cách khai thác than đá trong một vài khu mỏ gần đó.[24]

Làng sông[]
Bài chi tiết: Làng sông

Làng sông nằm tại phía tây Thổ Quốc có vị trí tọa lạc ngay giữa nhiều phân nhánh của một con sông lớn. Nó phục vụ như một trung tâm giao thương của khu vực và là vị trí lý tưởng cho các thương gia đến để giao dịch.[5]

Hỏa Quốc[]

Đá Sôi[]

Bài chi tiết: Đá Sôi

Đá Sôi là một nhà tù quy mô lớn của Hỏa Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ thực tế rằng nhà tù nằm trên hòn đảo ở giữa lòng hồ nước sôi trong miệng của một đảo núi lửa lớn bao bên ngoài. Đá Sôi là nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất của Hỏa Quốc cả trong và ngoài nước.[25]

Đảo Than Hồng[]

Bài chi tiết: Đảo Than Hồng

Đảo Than Hồng là một khu nghỉ mát nhỏ nằm ở quần đảo vòng ngoài của Hỏa Quốc. Đây là nhà của nhiều khu du lịch sang trọng và nhà nghỉ cho những người giàu có và quyền lực. Những bãi biển ở đây rất nổi tiếng với người trong nước và thường xuyên tổ chức trò chơi khoái cầu phổ biến.[26]

Thành phố Hỏa Đài[]

Bài chi tiết: Thành phố Hỏa Đài

Thành phố Hỏa Đài là một thành phố công nghiệp lớn của Hỏa Quốc. Nó được đặt tên theo bức tượng lớn phun lửa được tạc hình Hỏa vương Ozai nằm ngay giữa trấn. Thành phố này nằm trên một trong những hòn đảo đông dân cư ở nửa phía đông của Hỏa Quốc.[16]

Thủ đô Hỏa Quốc[]

Capital harbor

Thủ đô Hỏa Quốc tọa lạc trên đảo trung tâm.

Bài chi tiết: Thủ đô Hỏa Quốc

Thủ đô Hỏa Quốc là nơi đặt chính quyền điều hành của Hỏa Quốc. Nơi đây là nhà của Hỏa vương, gia đình hoàng tộcquý tộc của Hỏa Quốc. Thủ đô nằm trên hòn đảo trung tâm - hòn đảo lớn nhất ở khu vực phía tây của Hỏa Quốc.[27]

Làng Hira'a[]

Bài chi tiết: Hira'a

Làng Hira'a là một khu dân cư nhỏ bao bọc xung quanh bởi những rặng núi và rừng cây sum sê, tọa lạc ở vị trí rất gần với thung lũng Lãng Quên.

Jang Hui[]

Bài chi tiết: Jang Hui

Jang Hui là một ngôi làng nghèo trên quần đảo vòng ngoài của Hỏa Quốc. Tọa lạc giữa sông Jang Hui, ngôi làng Hỏa Quốc đặc trưng này bao gồm những nhà thuyền nổi trên nước nối kết với nhau.[28]

Shu Jing[]

Bài chi tiết: Shu Jing

Shu Jing là một thị trấn của Hỏa Quốc. Nằm trên một vách núi đá phía trên một con sông và nhiều thác nước và bao quanh bởi những ngọn núi đẹp, đây là một trong nhiều ngôi làng nhỏ và thanh bình, nằm kín đáo trên chuỗi hòn đảo của Hỏa Quốc.[29]

Thành phố cổ Chiến binh Mặt Trời[]

Sun Warriors' ancient city

Phần lớn thành phố cổ Chiến binh Mặt Trời bị phủ lên phần lớn dây leo và những tàn tích đổ nát.

Bài chi tiết: Thành phố cổ Chiến binh Mặt Trời

Nơi đây là một thành trì cổ trải rộng tưởng chừng như là một đống đổ nát hoang tàn. Aang và Zuko phát hiện ra những cư dân chiến binh Mặt Trời vẫn còn tồn tại. Phần lớn tòa thành đồ đá này được bao phủ bởi những cây leo và những cuộc gặp mặt không còn diễn ra nữa, bộ tộc còn sót lại giờ đây trở nên nhỏ bé hơn so với nó đã từng.[30]

Làng của Yon Rha[]

Bài chi tiết: Làng của Yon Rha

Làng của Yon Rha nằm trên một khu vực đồi núi phía nam của Hỏa Quốc và gần bờ biển. Địa hình đều là đá cứng, và hầu hết khu vực đều là núi và đồi cỏ.[9]

Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc[]

Phố cảng[]

Bài chi tiết: Phố cảng

Phố cảng là một khu định cư nhỏ ven biển nằm ở phía nam Cộng Hòa Thống Nhất. Mặc dù địa hình nơi đây là một vị trí chiến lược nhưng ngôi làng vẫn sinh sống tự do khỏi Hỏa Quốc trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm.[3]

Làng Makapu[]

Makapu Village

Làng Makapu bao quanh bởi những mảng đá núi hùng vĩ hình thành nên do Aang làm nguội nham thạch phun trào.

Bài chi tiết: Làng Makapu

Làng Makapu là một thị trấn nông thôn nhỏ nằm ở phía đông bắc Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc dưới chân núi Makapu - một ngọn núi lửa hoạt động. Những đợt phun trào núi lửa đã làm cho đất dưới chân núi đầy màu mỡ và khoáng sản, rất thuận lợi cho nông nghiệp. Đáng chú ý đây là nơi cư trú của nhà tiên tri cô Wu. Nơi đây cũng là nhà của loài hoa huệ trúc quý hiếm, mọc bên trong và xung quanh chỗ đất trũng của miệng núi lửa, thường được sử dụng để làm biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu và đoàn viên.[31]

Thành phố Cộng Hòa[]

Republic City skyline

Thành phố Cộng Hòa sở hữu đường trời rộng lớn điểm bởi những tòa nhà cao tầng.

Bài chi tiết: Thành phố Cộng Hòa

Thành phố Cộng Hòa là một trung tâm đô thị lớn tọa lạc vùng đất bằng bên dưới của khu vực đồi núi với nhiều vùng nước lân cận. Thành phố được thành lập là thủ đô của Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc - quốc gia thứ năm được Thế thần Aang và Hỏa vương Zuko tạo nên sau kết thúc Chiến tranh Trăm Năm.

Bến gian thương[]

Bài chi tiết: Bến gian thương
Seedy merchants pier

Bến gian thương với đông đảo những con tàu giao thương cập cảng.

Bến gian thương là một phố cảng nhỏ của phía nam Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc. Nó là một cảng thương mại nhỏ với tính chất gian lận hay còn gọi là chợ đen. Ở đây, mọi người có thể mua hầu hết tất cả mọi thứ, từ đồ trang sức cho đến nhạc cụ cho đến những món hàng tầm thường. Bến gian thương chào đón tất cả quốc gia và như thế họ luôn kiếm được một món hời.[32]

Làng Senlin[]

Bài chi tiết: Làng Senlin

Làng Senlin là một ngôi làng nông nghiệp nhỏ nằm kín đáo trong một khu rừng dày đặc phía nam Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc. Ngôi làng đã từng bị tấn công bởi một tinh linh tên Hei Bai vào gần thời điểm đông chí năm 99 SDC.[33]

Taku[]
Bài chi tiết: Taku

Taku là một thành trì bị bỏ hoang nằm ở vùng duyên hải Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc. Trước khi thành phố bị phá hủy trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Trăm Năm, khu định cư này là một trung tâm thương mại quan trọng.[34]

Khu vực trung lập[]

Biển Mo Ce[]

Bài chi tiết: Biển Mo Ce

Biển Mo Ce là một vùng nước mở nằm giữa Thổ Quốc và Hỏa Quốc. Nó trải dài từ tỉnh Xin Hu của Thổ Quốc đến Đảo Trăng Liềm, và từ những hòn đảo của Hỏa Quốc đến bờ biển phía tây của Thổ Quốc[35].

Đảo Kình Vĩ[]

Whaletail Island

Đảo Kình Vĩ được Sokka chỉ trên bản đồ.

Bài chi tiết: Đảo Kình Vĩ

Đảo Kình Vĩ là một đảo lớn nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của Thổ Quốc và gần quần đảo của Nam Phong Tự. Hòn đảo này được đặt tên theo hình dạng tương đồng với đuôi cá voi đặc trưng của nó trên bản đồ.[9][36]

Địa lý tự nhiên[]

Phong Tộc[]

Bốn ngôi khí tự với mỗi ngôi tự nằm ở mỗi góc của quả địa cầu được xây dựng trên đỉnh của một dãy núi ở Thổ Quốc và trên ba hòn đảo hoang vắng xa xôi.[1][2][4][37]

Thủy Tộc[]

Thủy Tộc phương Bắc và Thủy Tộc phương Nam tương ứng lần lượt nằm ở Bắc Cực và Nam Cực,[38] và cũng có một lượng nhỏ các thủy nhân cư trú trong một đầm lầy của Thổ Quốc.[5] Xung quanh các cực có các đường lằn núi ngắn trong nội địa và trên bờ biển của các hòn đảo.

Thổ Quốc[]

Do diện tích khổng lồ nên địa lý của Thổ Quốc thay đổi rất nhiều tùy theo vùng. Phần lớn nội địa của nó bao gồm đồng cỏ khô cằn cũng như sa mạc Si Wong, phần lớn nằm ở phía đông nam.[39] Vùng duyên hải phía tây bắc trải khắp những cánh rừng thông rậm rạp, mặc dù đi về phía nam chúng được thay thế bằng rừng rụng lá cận nhiệt đới. Khu vực gần Omashu có địa hình miền núi với những bụi thông và những thảo nguyên lớn.[14]

Hỏa Quốc[]

Quần đảo này nằm ngay trên đường xích đạo ở tây bán cầu bao gồm nhiều núi lửa với một trong số chúng đang hoạt động. Địa lý của Hỏa Quốc đặc trưng bởi nhiều vịnh và vịnh hẹp của nó.[38]

Địa hình[]

Trong thế giới Avatar, có một số lượng đáng kể các địa hình khác nhau trong các vùng lãnh thổ khác nhau của cả tứ quốc.

Vịnh[]

  • Vịnh Tắc Kè - Một vùng nước nhỏ nằm trong lãnh thổ phía đông bắc Thổ Quốc. Nó là cửa biển của một con sông đầu nguồn ở vùng ngoại ô của Ba Sing Se.[1]
  • Vịnh Trăng Rằm - Một vịnh nhỏ kín đáo ở hồ Đông, ngay phía nam Ba Sing Se.[11]
  • Vịnh Yue - Một cảng biển rộng lớn nằm trong Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc. Nó là khu vực trung gian nối liền giữa Thành phố Cộng Hòa và biển Mo Ce.

Rừng[]

Wulong

Rừng Wulong bao gồm hàng trăm trụ đá.

  • Rừng Thổ Quốc - Nằm trong khu vực tây bắc Thổ Quốc, gần khu trại của Joeng Joeng.[40]
  • Rừng của Jet - Nằm ở phía tây Thổ Quốc và trong vùng phụ cận của căn cứ trên cây. Nó nằm ở gần thung lũng làng Gaipan.[23]
  • Rừng cháy - Chịu thiệt hại nặng nề bởi một đám cháy mà nguyên nhân là những kẻ xâm lược Hỏa Quốc.[33]
  • Rừng Wulong - Một khu rừng nằm trong vùng bày bố địa hình thạch trận duyên hải phía tây của Thổ Quốc. Đáng chú ý ở đây có hàng trăm cột đá lan ra phía ngoài bờ biển.[41]

Đảo[]

  • Đảo Tưởng niệm Aang - Một hòn đảo bên trong vịnh Yue, nơi đặt bức tượng Thế thần Aang.
  • Đảo Phong Tự - Một hòn đảo nằm trong vịnh Yue, ngay bên ngoài Thành phố Cộng Hòa. Ở đây bao gồm phòng ăn, một khu vực luyện tập phong thuật, một đài thiền và các khu cho những lính gác Hội Bạch Liên.
  • Đảo Trăng Liềm - Một hòn đảo không có người ở nằm ngoài Hỏa Quốc, từng có một ngôi đền cho các vị Hỏa hiền triết và là điện thờ dành cho Thế thần Roku.[33]
  • Đảo Than Hồng - Một khu nghỉ mát lý tưởng nằm ở vòng ngoài của quần đảo Hỏa Quốc. Ở đây có nhiều tiện nghi sang trọng và có những ngôi nhà nghỉ mát cho giới quý tộc của nội quốc.[26]
  • Đảo Hing Wa - Một nơi trồng chuối tro và xuất khẩu đến các ngôi làng khắp Hỏa Quốc. Từ làng của Hama đến đây mất hai ngày đường.[42]
  • Đảo Kirachu - Một nơi nổi tiếng gồm các món ẩm thực ngon, đặc biệt là món xúp-flê cay.[43]
  • Đảo Kyoshi - Một hòn đảo nhỏ ngoài khơi vùng biển phía nam Thổ Quốc gồm nhiều ngôi làng nhỏ nằm rải rác. Nơi đây nổi tiếng là quê hương của Thế thần Kyoshi cũng như những truyền nhân của bà - các chiến binh Kyoshi.[19]
  • Đảo Hồng Sa - Là nơi đại đội thứ hai của Lực lượng Liên Hiệp rút lui trong cuộc Cách mạng Chống ngự thuật.
  • Đảo Roku - Là quê hương của Thế thần Roku.[44]
  • Đảo Kình Vĩ - Nằm gần các đảo trong quần đảo Nam Phong Tự.[9]

Dãy núi[]

Tập tin:Kolau Mountains.png

Dãy núi Kolau nằm ở tây nam Thổ Quốc.

  • Dãy núi Kolau - Dãy núi tây nam của Thổ Quốc, địa điểm của thành Omashu.[20]
  • Dãy núi Patola - Dãy đồi cao, địa điểm của Nam Phong Tự.[37]

Địa hình khác[]

  • Quần đảo - Những quần đảo của Phong Tộc và Hỏa Quốc gồm nhiều tập hợp đảo nhỏ nằm gần sát nhau.
  • Hắc Bích - Vách núi nằm trên một hòn đảo không người của Hỏa Quốc.[45]
  • Mạch nước phun - Được tìm thấy gần bờ đập của một con sông chảy qua Gaipan.
  • Đại Vực - Hẻm núi lớn nhất thế giới, nằm trong khu vực hoang sơ trung tâm Thổ Quốc.[12]
  • Hẻm núi Hiroku - Một hẻm núi của Thổ Quốc. Đội Thế thần cố gắng đến địa điểm này nhưng một cơn bảo ngoài dự tính làm họ chuyển hướng.[46]
  • Sa mạc Si Wong - Sa mạc nóng nhất, khô cằn nhất và lớn nhất thế giới ở Thổ Quốc.[39]

Sông, hồ, đầm phá[]

  • Hồ Đông Tây - Hai phần nước lớn trải từ trung tâm Thổ Quốc cho đến khu vực tây nam của Ba Sing Se.[11]
  • Sông Jang Hui - Nằm trên một hòn đảo vòng ngoài Hỏa Quốc.[28]
  • Hồ Laogai - Một hồ nước nằm bên trong bức tường Ngoại Thành của Ba Sing Se.[36]
  • Sông Nan Shan - Con sông lớn nằm ở phía nam Thổ Quốc.[24]
  • Sông Su Oku - Một vùng nước nhỏ phía tây bắc Thổ Quốc.[47]
  • Thác nước đầm phá - Nơi quy tụ của các nhánh suối và thác nước khu vực tây bắc Thổ Quốc.[32]
  • Thác nước ao vũng - Nằm ở khu vực ngoại ô phía bắc của sa mạc Si Wong. Đây là một vũng nước với vách núi một phía nơi mà thác nước đổ xuống dưới.[11]

Núi lửa[]

Crescent Island

Núi lửa đang hoạt động trên đảo Trăng Liềm.

  • Đá Sôi - Một nhà tù Hỏa Quốc nằm giữa lòng hồ nước sôi trong miệng của một đảo núi lửa lớn bao bên ngoài.[25]
  • Đảo Trăng Liềm - Một hòn đảo núi lửa của Hỏa Quốc.[33]
  • Thủ đô Hỏa Quốc - Một phần của thành phố nằm bên trong một miệng núi lửa không hoạt động.[27]
  • Núi Makapu - Nằm ở vùng lân cận của khu dân cư Thổ Quốc được biết đến là Làng Makapu.[31]
  • Đảo Roku - Nằm ở Hỏa Quốc. Sự phun trào của nó dẫn đến hủy diệt ngôi làng của Thế thần Roku và gây ra cái chết cho ông.[44]

Khí hậu[]

Mỗi quốc gia được phác họa bởi mỗi nét khí hậu đặc trưng cũng như những mùa chiếm ưu thế trong khi các ngự nhân được sinh ra nhiều hơn và trở nên mạnh hơn. Những thuộc tính này minh họa giá trị chất lượng của mỗi quốc gia.

Phong Tộc[]

Mùa chiếm ưu thế của Phong Tộc là mùa thu.[48] Mặc dù quốc gia này có đặc điểm địa lý và địa hình đa dạng nhưng khí hậu ít có sai khác giữa những ngôi đền. Tuyết rơi ở Bắc và Nam Khi Tự nằm trong khoảng giữa mùa thu và mùa đông.

Thủy Tộc[]

Polar climate in tundra

Điều kiện môi trường băng tuyết khắc nghiệt vùng lãnh nguyên địa cực Bắc Thủy Tộc.

Mùa chiếm ưu thế của Thủy Tộc là mùa đông,[48] mặc dù cả Bắc và Nam Thủy Tộc đều thường xuyên có tuyết rơi quanh năm. Mưa theo những hình thức khác là rất hiếm do nhiệt độ dưới mức đông và không khí thường thiếu độ ẩm. Nhiệt độ trung bình năm của Nam Thủy Tộc là âm 49 độ.[49]

Thổ Quốc[]

Mùa chiếm ưu thế của Thổ Quốc là mùa xuân.[48] Nhiệt độ trung bình trên các vùng lãnh thổ khác nhau của Thổ Quốc thay đổi rất nhiều vì kích thước rộng lớn của nó. Một số khu vực chẳng hạn như đầm lầy Sương Ảnh có điều kiện ẩm, mưa nhiều trong khi các khu vực khác chẳng hạn như sa mạc Si Wong và Đại Vực khá khô cằn. Omashu và Ba Sing Se có vẻ ôn hòa hơn. Khu vực lạnh nhất của Thổ Quốc là trong và ngoài đảo Kyoshi, nơi có điều kiện khí hậu cận cực.

Hỏa Quốc[]

Mùa chiếm ưu thế của Hỏa Quốc là mùa hè.[48] Khí hậu ở Hỏa Quốc đa dạng, mặc dù hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới khô cằn và nhiều nơi có nhiệt độ trung bình cao quanh năm. Mặc dù với lượng mưa rải rác nhưng Hỏa Quốc vẫn tự hào có hệ động thực vật kỳ lạ phong phú, tất cả đều do khí hậu ẩm ướt của nó.

Nhân khẩu học[]

Awaiting Zuko's coronation

Mọi người khắp các quốc gia tham dự lễ đăng quang của Zuko tại Thủ đô Hỏa Quốc.

Phong Tộc[]

Sau cuộc diệt chủng Phong Tộc gây ra hậu quả tuyệt chủng hoàn toàn người dân du mục và các loài động vật sống tại các ngôi đền, dân số của Phong Tộc trước đó đã rất nhỏ so với các quốc gia khác, thậm chí nhỏ hơn cả Thủy Tộc. Người được biết đến còn sống sót duy nhất sau cuộc thảm sát này là Thế thần Aang. Duy nhất con trai út trong hai người con trai của Aang - Tenzin, là một phong nhân và sau trở thành cha của ba đứa trẻ phong nhân. Tuy nhiên sau Hội Tụ Hài Hòa năm 171 SDC, nhiều người trên khắp thế giới chủ yếu tại Liên Hiệp Cộng Hòa Quốc và Thổ Quốc có được khả năng ngự khí, mang môn ngự thuật này trở lại từ bờ vực diệt chủng.[50]

Thủy Tộc[]

Dân số của Thủy Tộc tương đối nhỏ và là quốc gia đông dân thứ ba. Trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm, Nam Thủy Tộc bị đẩy gần đến bờ tuyệt chủng do một chuỗi các cuộc đột kích.[9] Do đó, Bắc Thủy Tộc là phân tộc có nền dân cư chủ yếu của quốc gia.

Thổ Quốc[]

Thổ Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới Avatar. Kinh thành của nó - Ba Sing Se là một trong những thành trì lớn nhất và chất lượng nhất trên Trái Đất. Do thực tế lãnh thổ của Thổ Quốc rất rộng lớn, nên nó là một quốc gia đa sắc tộc cùng với sự phong phú về phong tục bản sắc giữa các tỉnh và các tộc người. Thổ Quốc chưa bao giờ hứng chịu tổn thất nặng nề nào về sinh mạng hoặc bất kỳ sự tuyệt chủng dân cư nào mặc dù tình trạng chiến tranh thường diễn ra.

Hỏa Quốc[]

Hỏa Quốc là quốc gia lớn thứ hai về dân số cũng như lãnh thổ trên thế giới. Đất nước cũng hứng chịu một vài tổn thất sinh mạng trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm nhưng không nhiều bằng các quốc gia khác - những nạn nhân bị hại của những cuộc xâm lược tàn phá và nạn diệt chủng. Dân số của Hỏa Quốc dường như tập trung vào khu vực đô thị trung tâm cũng như các khu định cư, những ngôi làng và thị trấn nhỏ nằm rải rác trên các hòn đảo.

Tam khoa[]

  • Mỗi quốc gia trong thế giới Avatar mang một nét tương đồng với thế giới của chúng ta:
    • Địa lý của Hỏa Quốc được dựa trên Iceland[51] trong khi nền văn hóa của nó tương tự với Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là các triều đại Tần và Hán.
    • Thổ Quốc rất rộng lớn là quốc gia nông nghiệp và đa dạng giống với Trung Quốc phong kiến, với nét kiến trúc và cách ăn mặc tương đồng với các triều đại về sau như nhà Minh và nhà Thanh. Các ngự sa nhân có nhiều nét tương đồng với người Duy Ngô Nhĩ và Ngoại Mông, trong khi các chiến binh Kyoshi vay mượn phong tục tương đồng với người Nhật Bản.
    • Cách ăn mặc và phong tục của Phong Tộc tương đồng với người Tây Tạng và Trung Á.
    • Thủy Tộc thì tương đồng với các tộc người Inuit (Eskimo) và Kipchak.
  • Bản đồ thế giới tương đồng với bản đồ thế giới của chúng ta, nhưng không có châu Mỹ. Thay vào đó là quần đảo Hỏa Quốc. Điều này cũng liên quan đến Thành phố cổ đại của Chiến binh Mặt Trời, một xã hội tương tự vào thời tiền Columbia, như tộc người Maya và Aztec.[30]
  • Mặc dù có bốn ngôi khí tự, nhưng chỉ có ba quần đảo của người Phong Tộc. Bắc Phong Tự nằm ở cực bắc của Thổ Quốc đại lục.
  • Mặc dù các mùa, hiện tượng nhật thực xảy ra trên toàn thế giới nhưng thế giới Avatar tròn.[52]

Tham khảo[]

  1. 1,0 1,1 1,2 "The Guru". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 1 tháng 12, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 19.
  2. 2,0 2,1 "The Northern Air Temple". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 4 tháng 11, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 17.
  3. 3,0 3,1 "The Storm". Aaron Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 3 tháng 6, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 12.
  4. 4,0 4,1 "The Western Air Temple". Elizabeth Welch Ehasz, Tim Hedrick (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 12.
  5. 5,0 5,1 5,2 "The Swamp". Tim Hedrick (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 4.
  6. "The Waterbending Master". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 18 tháng 11, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 18.
  7. 7,0 7,1 "The Siege of the North, Phần 2". Aaron Ehasz (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 2 tháng 12, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 20.
  8. "The Boy in the Iceberg". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 1.
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 9,4 "The Southern Raiders". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 16.
  10. "Rebel Spirit". Tim Hedrick (biên kịch) & Colin Heck (đạo diễn). 13 tháng 9, 2013. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 2: Thần Linh, Chương 1.
  11. 11,0 11,1 11,2 11,3 11,4 "The Serpent's Pass". Michael Dante DiMartino, Joshua Hamilton (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 12.
  12. 12,0 12,1 "The Great Divide". John O'Bryan (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 20 tháng 5, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 11.
  13. "The Desert". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 7, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 11.
  14. 14,0 14,1 14,2 "Return to Omashu". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 7 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 3.
  15. "Tales of Ba Sing Se". Joann Estoesta, Lisa Wahlander, Andrew Huebner, Gary Scheppke, Lauren MacMullan, Katie Mattila, Justin Ridge, Giancarlo Volpe (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 29 tháng 9, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 15.
  16. 16,0 16,1 Ấn phẩm của Tạp chí Nick, "Relics". Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “R” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  17. 17,0 17,1 "Avatar Day". John O'Bryan (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 28 tháng 4, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 5.
  18. "The Blind Bandit". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 5 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 6.
  19. 19,0 19,1 "The Warriors of Kyoshi". Nick Malis (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 4 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 4.
  20. 20,0 20,1 "The King of Omashu". John O'Bryan (biên kịch) & Anthony Lioi (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 18 tháng 3, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 5.
  21. "Zuko Alone". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 12 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 7.
  22. 22,0 22,1 "The Cave of Two Lovers". Joshua Hamilton (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 24 tháng 3, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 2.
  23. 23,0 23,1 "Jet". James Eagan (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 6 tháng 5, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 10.
  24. 24,0 24,1 "The Chase". Joshua Hamilton (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 26 tháng 5, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 8.
  25. 25,0 25,1 "The Boiling Rock, Phần 1". May Chan (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 16 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 14.
  26. 26,0 26,1 "The Beach". Katie Mattila (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 10, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 5.
  27. 27,0 27,1 "The Day of Black Sun, Phần 1: The Invasion". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 30 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 10.
  28. 28,0 28,1 "The Painted Lady". Joshua Hamilton (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 5 tháng 10, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 3.
  29. "Sokka's Master". Tim Hedrick (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 12 tháng 10, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 4.
  30. 30,0 30,1 "The Firebending Masters". John O'Bryan (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 13.
  31. 31,0 31,1 "The Fortuneteller". Aaron Ehasz, John O'Bryan (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 23 tháng 9, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 14.
  32. 32,0 32,1 "The Waterbending Scroll". John O'Bryan (biên kịch) & Anthony Lioi (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 29 tháng 4, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 9.
  33. 33,0 33,1 33,2 33,3 "Winter Solstice Phần 1: The Spirit World". Aaron Ehasz (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 8 tháng 4, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 7.
  34. "The Blue Spirit". Michael Dante DiMartino, Bryan Konietzko (biên kịch) & Dave Filoni (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 17 tháng 6, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 13.
  35. "Winter Solstice Phần 2: Avatar Roku". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 15 tháng 4, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 8.
  36. 36,0 36,1 "Lake Laogai". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 6 tháng 11, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 17.
  37. 37,0 37,1 "The Southern Air Temple". Michael Dante DiMartino (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 25 tháng 2, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 3.
  38. 38,0 38,1 Xuyên suốt Avatar: The Last Airbender.
  39. 39,0 39,1 "The Library". John O'Bryan (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 14 tháng 7, 2006. Quyển 2: Thổ, Chương 10.
  40. "The Deserter". Tim Hedrick (biên kịch) & Lauren MacMullan (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 21 tháng 10, 2005. Quyển 1: Thủy, Chương 16.
  41. "Sozin's Comet, Phần 2: The Old Masters". Aaron Ehasz (biên kịch) & Giancarlo Volpe (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 19 tháng 7, 2008. Quyển 3: Hỏa, Chương 19.
  42. "The Puppetmaster". Tim Hedrick (biên kịch) & Joaquim Dos Santos (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 9 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 8.
  43. Ấn phẩm của Tạp chí Nick, "The Bridge".
  44. 44,0 44,1 "The Avatar and the Fire Lord". Elizabeth Welch Ehasz (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 26 tháng 10, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 6.
  45. "Nightmares and Daydreams". John O'Bryan (biên kịch) & Ethan Spaulding (đạo diễn). Avatar: The Last Airbender. Nickelodeon. 16 tháng 11, 2007. Quyển 3: Hỏa, Chương 9.
  46. Frank Pittarese (kịch bản), Justin Ridge (mỹ thuật), Wes Dzioba; Kim Hye-Jung; Sno Cone Studios (trình bày màu), Comicraft (biên tập). "Divided We Fall" (Đăng từng số từ 23 tháng 1 đến 14 tháng 8, 2007, theo Quyển hai: Thổ DVD), Nickelodeon.
  47. Phụ trương Avatar cho tập phim "The Avatar State" trên Nicktoons Network.
  48. 48,0 48,1 48,2 48,3 “Nick.com archive”. Nickelodeon. Truy cập 1 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ từ site gốc vào 27 tháng 4, 2006.
  49. Phụ trương Avatar cho tập phim "The Boy in the Iceberg" trên Nicktoons Network.
  50. "A Breath of Fresh Air". Tim Hedrick, Joshua Hamilton (biên kịch) & Colin Heck, Melchior Zwyer (đạo diễn). 27 tháng 6, 2014. The Legend of Korra. Nickelodeon. Quyển 3: Dịch, Chương 1.
  51. Avatar: The Last Airbender—The Art of the Animated Series, trang 132.
  52. Robert Moscoe (6 tháng 4, 2007). “An Avatar Spring Break with Mike and Bryan”. AvatarSpirit.Net.


Xem thêm[]

Advertisement